Đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Back to Posts
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Có rất nhiều thương hiệu đồng hồ cơ, từ những mẫu mới, rẻ tiền cho đến những chiếc đồng giá trung bình và những chiếc độc quyền có giá lên tới cả triệu Euro. Bạn có thể tìm thấy những chiếc đồng hồ cổ được sở hữu trước đó từ các thương hiệu như Seiko với giá dưới 100 euro. Những chiếc đồng hồ này thường trong tình trạng tốt và là một phân khúc rẻ tiền trong thế giới đồng hồ cơ.

Bạn cũng có thể tìm thấy những chiếc đồng hồ mới từ các nhà sản xuất Nhật bản như Citizen, Orient và Seiko trong tầm giá 100 – 200 euro. Có nhiều nhà sản xuất, chẳng hạn như Junkers hoặc Zeppelin, sử dụng bộ máy cơ học Miyota của Nhật Bản. Bộ máy Miyota cũng được sử dụng trên dòng đồng hồ Citizen.

Đồng hồ cơ Thụy Sĩ cũng có những dòng sản phẩm giá rẻ. Một chiếc đồng hồ Tissot cổ điển đã qua sử dụng có giá từ 100 đến 400 euro. Tissot PRS 516 mới là một trong những mẫu nổi tiếng và phổ biến nhất của thương hiệu này có giá khoảng 500 euro. Một điểm nổi bật trong bộ sưu tập này là biến thể Powermatic 80, với khả năng dự trữ năng lượng ấn tượng trong 80 giờ, và có giá bán khoảng 700 euro, thông thường, đồng hồ có khả năng dự trữ năng lượng dài có giá vài nghìn euro. Với chức năng bấm giờ được thêm vào Tissot PRS-516 đã qua sử dụng có giá khoảng 1.000 euro, đồng hồ mới từ mẫu này được bán với giá 1.600 euro, đồng hồ cơ từ các thương hiệu Certina, Hamilton hoặc Longines có giá bán tương đương với Tissot.

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi “Đồng hồ cơ là gì?” hay “Đồng hồ máy cơ là gì?” đó thực chất là những chiếc đồng hồ được trang bị bộ máy cơ học và hoạt động hoàn toàn dựa vào các bánh răng, không dính dáng gì tới điện tử. Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ là sử dụng nguồn năng lượng do day cót (dây tóc) sinh ra. Đồng hồ cơ được xem là loại đồng hồ bảo vệ môi trường, tồn tại theo thời gian, là thứ xứng đáng để người chơi và nhà sưu tầm đồng hồ đam mê và khao khát.

Lịch sử đồng hồ cơ

Lịch sử phát triển của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, với các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh được đặt trong các cung điện, càng về sau kích cỡ của chúng càng thu được gọn lại. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đồng hồ cơ gần như đã gần như hoàn thiện giống với những chiếc đồng hồ đeo tay mà chúng ta thấy ngày nay.

Trong thế kỷ 20, cũng là mốc thời điểm quan trọng đánh dấu thời đại phát triển của đồng hồ đeo tay, với bộ máy nhỏ hơn, được làm mỏng hơn, nhờ phát triển cơ chế tự động lên dây. Cùng với sự bùng nổ dữ của đồng hồ đeo tay cơ học, khả năng chịu nước, chịu sốc, vỏ chống gỉ, v,v cũng phát triển rất tốt.

Đồng hồ cơ đeo tay bao gồm các bộ phận như phần vỏ đồng hồ, bộ máy cơ học và dây đeo. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về bộ máy cơ nằm bên trong vỏ, đây là thứ tạo ra sự khác biệt thực sự giữa đồng hồ cơ so với đồng hồ Quartz (đồng hồ thạch anh hay đồng hồ chạy bằng Pin).

Phát minh của cuộn dây tự động đã cách mạng hóa đồng hồ cơ, khi đeo trên tay, một rotor tự dược thiết kế nhờ lực hấp dẫn không đổi, nó luôn được kéo về phía trung tâm trái đất. Khi di chuyển cánh tay rotor sẽ quay tù đó lên giây cót cho đồng hồ.

Harwood
Harwood đã sử dụng hệ thống một trọng lượng xoay 130° bên trong bộ máy đồng hồ, khi có chuyển động từ cổ tay người đeo

Tùy thuộc vào chuyển động, một hệ thống cuộn dây gọi là rotor sẽ được quấn bên phải hoặc bên trái. Một hệ thống cuộn dây đơn dây đơn cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động bằng cách cuộn nó theo hướng chuyển động của người dùng. Do đó, phải mất một khoảng thời gian để nó hoàn thành việc lên dây cót cho đồng hồ. Hệ thống cuộn dây Pellaton là một hệ thống đặc biệt và rất hiệu quả, bởi nó cuộn chuyển động hai chiều, và sử dụng các chuyển động nhỏ của khối dao động. Người phát minh ra hệ thống cuộc dây Pellaton là Albert Pellaton, ông là giám đốc kỹ thuật tại công ty đồng hồ quốc tế từ năm 1944 đến năm 1966.

Cả hai hệ thống cuộc dây có một cái gọi là thiết bị giảm, khiến cho chuyển động nhanh của rotor chậm hơn so với tốc độ cuộn của nó. Bộ máy đồng hồ cơ rất tiện lợi, và cũng rất tiện lợi bởi người dùng không cần phải lên dây cót cho nó, và không cần phải dùng Pin để duy trì hoạt động, làm cho chúng thân thiện hơn so với đồng hồ thạch anh.

Nói chung, bộ máy tự động cũng chính xác hơn bộ máy lên dây cót bằng tay, vì nó được lên dây cót thường xuyên cho bộ máy khi có hoạt động từ cổ tay khi đeo thường xuyên. Biên độ là một thuật ngữ chỉ mức độ quay của bánh xe cân bằng di chuyển trên mỗi dao động.

Trong số các nhà sản xuất đồng hồ, Bộ máy Rolex Calibre được coi là bộ máy có hoạt động chính xác, bền bỉ và chính xác nhất.

Vậy, đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ cơ có mấy loại?

Đồng hồ cơ là gì?

Như các bạn có thể mường tượng, đồng hồ cơ là loại đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ nằm bên trong vỏ của đồng hồ. Bên cạnh đó, bộ máy đồng hồ cơ được làm ra từ những bộ phận cơ khí (không có bất cứ bộ phận điện tử nào được sử dụng), và đồng hồ cơ hoạt động được là nhờ nguồn năng lượng cơ học được sinh ra bởi day cót.

Đồng hồ cơ là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe, đồng hồ máy cơ, tuy nhiên đó là một cách gọi khác của đồng hồ cơ. Trong tiếng Anh, đồng hồ cơ được gọi là “Mechanical Watch” và bộ máy đồng hồ cơ được gọi là “Mechanical Watch Movement”.

Có bao nhiêu loại đồng hồ cơ?

Đồng hồ cơ, về cơ bản sẽ được phân ra làm hai loại và được phân biệt qua cơ chế của bộ máy, bao gồm:

  • Đồng hồ cơ lên dây cót thủ công (bằng tay) Hand Winding, Hand-Wound hay Manual Wind, thông qua núm và thường nằm ở vỏ ngoài đồng hồ ở cạnh vị trí 3 giờ.
  • Đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding) thông qua Rotor hình cánh quạt được trang bị trên bộ máy.

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Mặc dù đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp với nhiều chi tiết, nhưng về cơ bạn chúng được chia thành bốn bộ phận chính bao gồm: Vỏ, Bộ máy, Mặt số và Kim.

Cấu tạo đồng hồ cơ:

Thân vỏ (Case):

Vỏ đồng hồ cơ gồm: Thân chính, vòng benzel, mặt kính và nắp đáy. Tác dụng của các bộ phận này là để bảo vệ đồng hồ khỏi những va đập, hoá chất và tạo nên phong cách, cũng như giá trị của một chiếc đồng hồ.

Vật liệu thân chính và khung benzel của đồng hồ cơ thường được làm từ kim loại và kim loại được sử dụng nhiều nhất trong ngành chế tác đồng hồ là thép không gỉ 316L, bên cạnh đó còn có kim loại quý như vàng, bạch kim. v,v.

Mặt kính thường được làm từ kính cứng hoặc kính Sapphire, đây là 2 chất liệu kính thường được sử dụng nhiều nhất trên đồng hồ đeo tay.

Nắp đáy (caseback) đây là bộ phận ít được phô trương và thường được làm từ kim loại hoặc kính trong suốt tuỳ theo thiết kế hở nắp lưng hay không.

Mặt số (Dial):

Mặt số đồng hồ là bộ phận hiển thị thang đo, lịch hoặc các mặt số phụ và thường được làm từ một tấm kim loại mỏng, nhựa cao cấp,v,v. Mặt số cũng được làm rất đa dạng, nó tùy thuộc vào thiết kế và ý đồ hiển thị của các nhà sản xuất đồng hồ.

Kim (Hand):

Kim đồng hồ được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau, mỗi kiểu dáng lại có một tên gọi riêng. Một chiếc đồng hồ đeo tay gồm kim giờ, kim phút và kim giây. Chức năng chính của nó là hiển thị thời gian.

Bộ máy (Movement):

Bộ máy được xem là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ nói chúng chứ không riêng gì đồng hồ cơ – trái tim đồng hồ. Tuy nhiên, bộ máy đồng hồ cơ được tạo ra từ một hệ thống các chi tiết phức tạp với các chức năng: xoay kim, lên dây cót, tích trữ năng lượng. Ngoài ra, bộ máy đồng hồ cơ còn có thêm các tính năng khác tuỳ thuộc vào mỗi dòng đồng hồ như bấm giờ, moonphase, GMT, v,v.

Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ:

Bộ máy đồng hồ cơ có cấu tạo rất phức tạp, dù là tự động hay lên dây cót thủ công thì hầu hết tất cả các bộ máy đồng hồ cơ đều sẽ cơ các bộ phận sau:

Cấu tạo cơ bản bộ máy đồng hồ cơ

  • Bánh răng cuộn: có chức năng vận chuyển năng lượng đến dây cót và cơ cấu bánh cóc.
  • Bánh răng cóc: Có tác dụng truyền năng lượng từ bánh răng cuộn đến dây cót.
  • Dây cót (Mainspring): Chức năng chính của dây cót là tích luỹ năng lượng.
  • Hệ thống bánh răng (Gearchain): Chức năng chính của hệ thống bánh răng là phân chia năng lượng và truyền động.
  • Cơ cấu hồi (Escapement): Cơ cấu hồi có chức năng chính là điều chỉnh việc xả cót và phân bố đều các xung năng lượng.
  • Hệ thống điều chỉnh: Bao gồm các thành phần chính là bánh lắc (Balance), dây tóc (hairspring) và chân kính (Jewel).
  • Bánh xe cân bằng: Giữ nhịp cho bộ máy

Bánh răng cuộn

Là một bánh răng bằng thép nhỏ được nối liền với cơ cấu lên dây cót, được đặt vuông góc với bánh xe truyền động có tác dụng vận chuyển năng lượng đến dây cót và cơ cấu bánh cóc.

Bánh răng cóc

Nằm dưới dây cót, cơ cấu bánh cóc có tác dụng truyền năng lượng từ bánh răng cuộn đến dây cót.

Dây cót

Dây cót là bộ phận được làm bằng một lá thép rất mỏng, mềm và dài, nó được cuộn tròn quang 1 trục và được bảo vệ nhờ hộp tang trống. Khi được lên dây cót, dây có sự thu lại và khi giải phóng năng lượng, chúng sẽ dãn dần về vị trí ban đầu. Dựa vào cơ chế này dây cót sẽ giúp những bánh răng ở hộp tang trống có thể chuyển dộng. Qua đó, đưa năng lượng đến hệ thống bánh răng.

Hệ thống bánh răng

Khi cót nhả, các bánh răng trên hộp tang sẽ quay và truyền tới hệ thống bánh răng.

  • Bánh răng trung tâm: Đây là bánh răng đầu tiên tiếp xúc với hộp tang trống, nó nằm ở vị trí trung tâm. Bánh răng trung tâm quay hết một vòng phải mất 12 giờ, dó đó nó được gắn với kim giờ. Bánh răng trung được liên kết với bánh răng phút, bánh xe phút giúp kim phút hoạt động
  • Bánh răng trung gian: Là bánh răng tiếp theo trong hệ thống bánh răng và còn có tên khác là bánh răng thứ 3.
  • Bánh răng thứ 4: Bánh răng này được đặt ở vị trí chính giữa hoặc vị trí 6h. Bánh răng này quay hết một vòng hết 60 giây, chính vì thế mà nó được gắn với kim giây.
  • Bánh răng hồi: Đây là bánh răng cuối cùng của hệ thống bánh răng. Nó đảm nhiệm việc giải phóng năng lượng được truyền tới từ hộp cót thông qua các bánh răng tới cần gạt mức. Hình dạng của bánh răng này rất đặc biệt và là một trong những chi tiết rất phức tạp và phải chịu được rung chấn trung bình 21.600 lần/giờ.

Cơ cấu hồi

Dây cót được nhả liên tục và đem đến cho bộ máy một nguồn năng lượng vô tận. Nguồn năng lượng này được cơ cấu hồi chuyển thành các xung và phân chia để có thể đếm thời gian.

Nếu như loại bỏ cơ cấu này ra khỏi bộ máy cơ thì dây cót sẽ nhả rất nhanh và các bánh răng sẽ quay rất nhanh.

Cơ cấu hồi được tạo thành từ cơ cấu điều chỉnh và phân bố xung đến bánh lắc. Thông qua xung của bánh răng hồi, cần gạt mức nhận năng lượng và biến chuyển động tròn của bánh răng thành các chuyển động qua lại.

Hệ thống điều chỉnh

Hệ thống điều chỉnh trong bộ máy đồng hồ cơ bao gồm bánh răng, dây tóc và chân kính, đây là những bộ phận rất quan trọng. Độ chính xác của mỗi bộ máy được quyết định bởi hệ thống này, chính vì thế mà các bộ phận như bánh răng, dây tóc được coi là trái tim của đồng hồ.

  • Bánh lắc: Bánh lắc chuyển động được dựa trên cơ cấu hồi, biến đổi chuyển động quay của các bánh răng thành năng lượng để bánh lắc hoạt động, thông qua đó điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ. Vì vậy, có thể điều chỉnh tốc độ chạy của đồng hồ bằng việc điều chỉnh con ốc hoặc cần gạt được gắn trên bánh lắc và dây tóc.
  • Dây tóc: Dây tóc được làm từ vật liệu có tính đàn hồi cao và không bị co hay dãn khi sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài. Có 4 loại dây tóc thường gặp và ứng với 4 loại này là tần số dao động: 18.000, 21.600, 28.800 và 36.000. Những bộ máy được sử dụng dây tóc có tần số dao động càng cao thì càng hiển thị thời gian chính xác.
  • Chân kính: Dây là bộ phận không chỉ giúp bộ máy trở lên đẹp hơn bởi đa phần, các chân kính đều được làm từ đá quý. Tuy nhiên, nó mang một trọng trách lớn hơn đó chính là việc làm giảm ma sát giữa các chi tiết trong bộ máy đồng hồ cơ. Mỗi một bộ máy cơ khác nhau thì có só lượng chân kính khác nhau và chất liệu để làm chân kính cũng khác nhau. Một bộ máy cơ thông thường sẽ có 17 chân kính và chúng được làm từ thạch anh, đá ruby, kim cương, v,v.

Bánh xe cân bằng:

Được xem như là trái tim và là bộ phận đếm giờ chính của đồng hồ, bánh xe cân bằng chuyển động qua lại tựa như con lắc với mục đích giữ nhịp cho cỗ máy

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơCấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơ

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ lên dây cót thủ công và đồng hồ cơ bán tự động

Nếu bạn đang hiểu về nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ, hãy đọc tiếp phần dưới đây của chúng tôi, với thông tin chi tiết và hình ảnh minh họa cho điều này:

Sau khi người dùng lên dây cót cho đồng hồ thông qua núm điều chỉnh, nguồn năng lượng sẽ được truyền đến bánh răng cuộn – đây là bộ phận được liên kết trực tiếp với với núm và truyền động cho cơ cấu bánh cóc, cơ cấu bánh cóc sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ giúp dây cót cuộn chặt. Sau đó năng lượng sinh ra trong bộ máy thông qua việc kéo giãn dây cót và việc kéo giãn này phải được kiểm soát để đảm bảo chúng diễn ra một cách chậm rãi.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ lên dây cót thủ công và đồng hồ cơ bán tự động

Để kiểm soát quá trình này giúp năng lượng không bị tiêu biến, dây cót sẽ được nối với bộ bánh xe trung tâm cụ thể là hệ thống bao gồm ít nhất bốn bánh răng riêng biệt chịu trách nhiệm chuyển phần năng lượng lưu trữ đến bánh xe gai. Bánh xe gai có nhiệm vụ truyền lực theo dạng dao động đều đến đòn bẩy, đòn bẩy sẽ đón nhận đủ năng lượng cần thiết bánh xe cân bằng. Đòn bẩy xoay quanh trục giúp bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn, lúc này dây cót nằm bên trong bánh xe cân bằng có tác dụng kiểm soát dao động giúp bánh xe cân bằng hoạt động ổn định và chính xác.

Cách thức hoạt động của bánh răng cân bằng

Sau khi đã cân bằng được nguồn năng lượng, kim phút và kim giờ sẽ hoạt động dựa trên tần số dao động của bánh xe cân bằng. Nguyên lý hoạt động này phù hợp với tất cả các mô hình đồng hồ có bộ chuyển động cơ học chẳng hạn như Hand-Winding hoặc Automatic.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ tự động:

Đồng hồ cơ tự động được biết đến với thuật ngữ Self – Winding hoặc Automatic, nghĩa là đồng hồ sẽ tự động lên dây cót nếu bạn đeo nó trên cổ tay.

Nguyên lý hoạt động của Bộ máy đồng hồ cơ lên dây tự động

Khi cổ tay đeo đồng hồ hoạt động thường xuyên, chuyển động của cổ tay sẽ giúp cho bánh đà (rotor) trong đồng hồ tự động xoay 360 độ, theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tạo ra năng lượng mà không cần phải lên dây cót. Năng lượng từ bánh đà sẽ chuyển hóa xuống cầu nối, cầu nối sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của bánh đà thông qua các bánh răng truyền xuống bánh xe cân bằng và dây tóc.

Phân biệt các loại đồng hồ cơ

Khi nhắc đến đồng hồ cơ, nhiều người thường cho rằng đó nó là đồng hồ đeo tay hoạt động dựa trên bộ máy cơ học, rất ít người nghĩ tới đồng hồ cơ bỏ túi và đặc biệt đã số không nghĩ về đồng hồ cơ để bàn, đồng hồ cơ treo tường, đồng hồ tủ cơ, v,v.

Như đại đa số chúng ta đều có thể biết, đồng hồ đeo tay cơ học hiện nay được chia làm hai loại chính dựa trên cơ chế của bộ máy, bao gồm “đồng hồ cơ lên dây cót thủ công” và đồng hồ cơ tự động lên dây cót khi đeo trên tay hay còn gọi là (Automatic)”. Loại đồng hồ cơ học lên dây cót thủ công, yêu cầu người sử dụng phải xoay núm từ 15 đến 20 vòng mỗi ngày để tích trữ năng lượng. Còn với loại đồng hồ cơ tự động, khi đeo trên cổ tay sẽ tự động lên dây cót để đồng hồ hoạt động. Tuy nhiên, đồng hồ cơ tự động lại được chia thành hai loại bao gồm “tự động” chỉ khi đeo mới chạy và “bán tự động” đeo trên cổ tay hoặc lên dây cót thủ công đều chạy. Trên thị trường đồng hồ hiện nay, đại đa số đồng hồ tự động đều là loại đồng hồ bán tự động.

Phân biệt các loại đồng hồ cơ

Nếu bạn quan sát kỹ, đối với những loại đồng hồ cơ có náp đáy lộ máy, bạn có thể phân biệt đồng hồ cơ lên dây cót thủ công và đồng hồ cợ tự động, thông qua rotor (miếng kim loại hình bán nguyệt hoặc góc tư). Khi bạn lắc nhẹ đồng hồ sẽ thấy rotor xoay 360 độ theo chiều xuôi hoặc ngược theo kim đồng hồ, đó là loại đồng hồ cơ tự động, nếu không có rotor đó là loại đồng hồ cơ lên dây cót thủ công.

Đa số người sử dụng loại đồng hồ thích đồng hồ tự động hơn loại đồng hồ lên dây cót thủ công. Bởi đồng hồ tự động chỉ cần đeo trên cổ tay là nó có thể chạy, còn đồng hồ lên dây cót thủ công người dùng phải vặn cót hàng ngày, chính vì vậy sẽ gây ra nhiều bất tiện.

Các đặc điểm và tính năng cơ bản của đồng hồ cơ

Hầu hết, đồng hồ cơ có đặc điểm nhận dạng như sau: Kim giây chạy như lướt trên mặt số, chứ không phải nhảy từng giây như trên đồng hồ Quartz, nếu áp tai vào mặt đồng hồ bạn sẽ nghe thấy những tiếng tik tak đều đặn và đặc biệt là đồng hồ cơ không cần phải thay Pin.

Phần lớn đồng hồ cơ khi được lên đầy cót, chúng sẽ hoạt động liên tục trong hơn 40 giờ, một số mẫu đồng hồ cao cấp có thể hoạt động từ 70 trở lên – đây được gọi là thời gian dự trữ năng lượng “Power Reserve”. Đồng hồ cơ khi hết cót sẽ dừng hoạt động nếu không được đeo hoặc lên dây cót thủ công, Lưu ý rằng, đồng hồ càng lên đầy cót thì hiệu suất hoạt động càng cao.

Patek Philippe 5396R-011 White Dial Rose Gold Annual Calendar

Đồng hồ cơ của những thương hiệu uy tín thường có độ sai lệch trung bình nằm trong khoảng – 20/+40 giây mỗi ngày. Đồng hồ cơ cao cấp càng đắt tiền thì độ sai lệch càng nhỏ. Nếu bộ cơ của đồng hồ đạt chứng nhận về độ chính xác – Chronometer, hoặc được tinh chỉnh công phu thì độ sai lệch chỉ từ -4/+4 giây mỗi ngày.

Bên trong bộ máy đồng hồ cơ học, phần lớn các bộ phận đều được làm bằng kim loại, trong đó có một số bộ phận có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường. Do đó, khi sử dụng đồng hồ bạn phải tránh xa khỏi các thiết bị có nguồn từ trường mạnh như: Nam châm, loa, tivi, tủ lạnh, thiết bị điện tửm thiết bị y tế, v,v nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của đồng hồ – Đồng hồ cơ khi bị nhiễm từ sẽ chạy sai giờ.

Bộ máy đồng hồ cơ được lắp ráp từ hàng trăm đến hàng nghìn bộ phận nhỏ bé, chính vì vậy đồng hồ cơ cũng rất nhạy cảm trước những cú sốc, rung lắc mạnh liên tục. Cách tốt nhất là bạn không nên đeo đồng hồ khi làm những công việc hoặc những môn thể thao có thể ảnh hưởng tới đồng hồ như: dùng cưa điện, khoan, đánh tennis, Golf, v,v và giữ cho chúng không bị rơi rớt hay va đập mạnh.

Đồng hồ cơ cao cấp được làm từ vật liệu kim loại chất lượng cao, vì vậy nếu được giữ gìn, bảo trì, bảo dưỡng tốt thì một chiếc đồng hồ cơ có thể tồn tại rất lâu và thậm chí có thể được truyền cho nhiều thế hệ.

Đồng hồ cơ với các chức năng đặc biệt

Dây cót tự động là một trong những biến chứng phổ biến nhất được sử dụng trong bộ máy cơ học. Một biến chứng vượt ra ngoài các chức năng hiển thị thời gian như giờ, phút, giây. Các nhà sản xuất đồng hồ cũng chú trọng tới các biến chứng nhỏ và lớn. Các biến chứng nhỏ là các chức năng hiển thị ngày trong tuần hoặc chỉ số dự trữ năng lượng. Vành Bezel trên đồng hồ lặn, lịch tuần trăng, múi giờ thứ 2 GMT cũng là những biến chứng nhỏ. Các biến chứng lặp lại phút, lịch vạn niên, Tourbillon, bấm giờ thể thao được coi là những biến chứng lớn. So với lịch vạn niên, chức năng bấm giờ cũng phức tạp tương, nhưng phổ biến hơn và ít tốn kém hơn.

Patek Philippe Graves Supercomplication

Nhà sản xuất Patek Philippe của Thụy Sĩ được biết đến với những chiếc đồng hồ đặc biệt phức tạp. đồng hồ bỏ túi Graves Supercomplication sản xuất năm 1932 là một ví dụ, cũng như bộ máy Calibre 89 sản xuất năm 1989, được coi là một trong những bộ máy phức tạp nhất trên thế giới. Graves Supercomplication, là một trong những dự an đặc biệt dành cho nhân viên ngân hàng New York Henry Graves với 24 chức nằn ấn tượng. Trong số các biến chứng này có lịch vạn niên, bấm giờ kép, lịch thiên văn. Vào năm 1989, Calibre 89 đã đã được trang bị trên chiếc đồng hồ Graves Supercomplication và biến nó thành chiếc đồng hồ bỏ túi phức tạp nhất trên thế giới cho đến nay. Gồm lịch vạn niên đầy đủ, bấm giờ chia giây, lịch tuần trăng, lịch thiên văn, một bộ lặp phút, báo thức và cả sonnerie lớn và nhỏ.

Patek Philippe Grandmaster Chime

Một trong những chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất trên thế giới là Patek Philippe Grandmaster Chime với 20 biến chứng. Gồm nhiều biến chứng âm thanh, bộ lặp phút, múi giờ kép, lịch vạn niên, vv.. tất cả có trên bộ máy Calibre 300 GS AL 36-750 QIS FUS IRM. Grandmaster Chime được hoàn thiện với 1.366 bộ phận. Vỏ đồng hồ làm từ các chất liệu vàng đỏ được đúc rất tinh xảo và để hiển thị tất cả các biến chứng, đồng hồ có mặt số ở mặt trước và mặt sau. Trên thế giới chỉ có 7 chiếc Grandmaster Chime và một trong số đó nằm trong bảo tàng của Patek Philippe, chiếc đồng hồ xa hoa này có giá khoảng 6.4 triệu euro.

Cơ chế lên dây cót đồng hồ cơ

Nếu bạn đang sở hữu đồng hồ cơ lên dây cót thủ công, nhưng chưa biết cơ chế lên dây cót của nó thế nào. Dưới đây là mô tả sơ lược các bước tạo ra năng lượng để đồng hồ có thể hoạt động dưới đây:

Cơ chế lên dây cót đồng hồ cơ

Dùng tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ => Tích Cót => Bánh Răng, Bánh Lắc, v.v chuyển động => Đồng hồ hoạt động.

Vậy, cơ chế lên dây cót của đồng hồ cơ tự động sẽ ra sao? Bạn có thể xem mô tả sơ lược các bước tạo ra năng lượng để đồng hồ hoạt động dưới đây:

Tay đeo đồng hồ chuyển động => Rotor xoay => Tích Cót => Bánh Răng, Bánh Lắc, v.v chuyển động => Đồng hồ hoạt động.

Như đã nói ở trên, phần lớn Đồng hồ Automatic hiện đại ngày nay đều là đồng hồ cơ bán tự động, vì thế chúng sẽ sinh ra năng lượng và hoạt động như sau theo cơ chế như sau:

Tay đeo đồng hồ chuyển động để làm rotor chuyển động hoặc dùng tay vặn núm theo chiều kim đồng hồ => Tích Cót => Bánh Răng, Bánh Lắc, v,v chuyển động => Đồng hồ hoạt động.

Hướng dẫn cách lên dây cót cho đồng hồ cơ

Cách lên giây cót cho đồng hồ cơ lên dây cót thủ công và đồng hồ cơ bán tự động

Cách lên dây cót cho đồng hồ lên dây cót thủ công và Đồng hồ cơ bán tự động là dùng tay vặn núm ở vị trí khi mà núm đang được đóng kín theo chiều kim đồng hồ từ 15 vòng đến 20 vòng mỗi ngày hoặc vặn núm cho đến khi thấy chặt hoặc nghe thấy tiếng rẹt rẹt thì ngừng.

Cách lên dây cót cho đồng hồ cơ tự động

Để lên dây cót cho tất cả đồng hồ cơ tự động, ít nhất bạn phải đeo nó 8 tiếng một ngày. Bạn càng đeo nhiều càng tốt, hầu hết đồng hồ cơ tự động cao cấp đều có cơ chế trượt chống căng đút cót nên bạn không cần phải lo lắng vì điều này.

Vì sao nên chọn đồng hồ cơ?

Đồng hồ cơ: Kiệt tác kỹ thuật

Đồng hồ cơ là một trong những sáng tạo văn hóa quan trọng nhất của nhân loại. Trong nhiều thế kỷ, đồng hồ đã là món đồ để theo dõi thời gian. Ngày nay, có vô số thương hiệu nổi tiến trên thế giới làm ra những chiếc đồng hồ cơ chạy giờ chính xác mà không cần Pin.

Điểm nổi bật

  • Nghệ thuật chế tác đồng hồ, một tác phẩm thủ công tinh xảo được đeo trên cổ tay của bạn
  • Sự đa dạng về mẫu mãu, thương hiệu, phù hợp với mọi ngân sách bạn cần
  • Không cần Pin, nó được tạo ra từ chuyển động cơ học với 2 loại đồng hồ cơ lên dây thủ công và đồng hồ cơ tự động
  • Bộ máy cơ trang bị trên chiếc đồng hồ lặn nổi tiếng như Rolex Submariner
  • Bộ máy cơ tự động giá rẻ trang bị trên Tissot PRS 516

Đồng hồ cơ: Một sự hồi sinh văn hóa

Những người yêu thích và sưu tập đồng hồ đã nhiệt tình sử dụng những chiếc đồng hồ cơ trong nhiều thập kỷ qua. Đồng hồ đeo tay nữ từ Rolex hoặc Patek Philippe được coi là một trong số thương hiệu đồng hồ xa xỉ được thèm muốn nhất, vì lý do bộ máy bền bỉ và chính xác. Cả hai nhà sản xuất đều đã tạo ra những chiếc đồng hồ cơ khí có giá trị và khả năng duy trì giá trị của chúng. Một số mô hình cổ điển và phiên bản giới hạn thậm chí tăng giá trị trong những năm qua.

Tuy nhiên, đã có lúc đồng hồ cơ bị rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Với sự gia tăng của đồng hồ thạch anh rẻ tiền vào những năm 1970, nhiều nhà sản xuất đồng hồ cảm thấy vô cùng khó khăn. Một số thương hiệu đã buộc phải ngừng hoạt động và biến mất từ đó. Ngày nay, chúng chỉ được biết đến bởi các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng. Trước khi bùng nổ đồng hồ thạch anh, đồng hồ đeo tay cơ và đồng hồ bỏ túi là những vật dụng được sử dụng hàng ngày. Nếu bạn muốn biết thời gian, bạn cần phải có một chiếc đồng hồ, và tại thời điểm đó, vào giữa những năm 1970, đồng hồ thạch anh gần như chiếm ưu thế, và người dùng đã không còn mấy bận tâm đến những chiếc đồng hồ cơ khí nữa.

Hublot Automatic 42mm Classic Fusion 542.OX.7180.LR

Đồng hồ cơ đã trải qua khủng hoảng và thực sự trở lại vào đầu những năm 1980, tuy nhiên, những người yêu thích và sưu tập đồng hồ đã khám phá lại sự quyến rũ của chuyển động cơ học, và cảm thấy có thể chập nhận sai lệch trên một chiếc đồng hồ cơ học. Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật bên trong vỏ đồng hồ, vì hầu hết các nhà sản xuất chuyển sang đồng hồ thạch anh, người hâm mộ đồng hồ cơ phải tìm những chiếc đồng hồ này ở chợ trời, đấu giá và trong kho còn sót lại. Trong những ngày đó, thật dễ dàng để có được một món hời tốt. Điều này đã thay đổi một vài năm sau đó, khi nhu cầu về đồng hồ cơ vượt quá nguồn cung. Các nhà sản xuất đồng hồ truyền thống nhận thấy sự thay đổi này và băt đầu cung cấp lại những chiếc đồng hồ cơ có trong bộ sưu tập của mình ra thị trường. Những thương hiệu mới và nhà sản xuất cũng bắt đầu mọc lên rất nhiều, như thương hiệu Nomos của Đức, Roland Schwertner thành lập doanh nghiệp này vào năm 1990, ngay sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Ngành chế tạo đồng hồ cổ điển đã trải qua thời kỳ phục hưng và sự bùng nổ hoàn toàn về danh số. Đồng hồ đeo tay đã chuyển từ một mặt hàng cơ bản thành một biểu tượng trạng thái cho cả nam và nữ.

Đồng hồ cơ cao cấp từ Omega và Rolex

Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Omega có danh tiếng trong ngành sản xuất đồng hồ. Đồng hồ của họ được làm dựa trên công nghệ tiên tiến, thiết kế hấp dẫn và giá bán hợp lý. Một trong những mẫu phổ biến nhất của Omega là Speedmaster Professional Moonwatch, là chiếc đồng hồ bấm giờ lần đầu tiên đến mặt trăng.

Omega Aqua Terra 231.20.39.21.55.001 Seamaster Aqua Terra 150M Co-Axial

Các mô hình sở hữu trước đó trong tình trạng hoạt động bình thường được bạn với giá khoảng 2.500 euro, đồng thời Speedmaster Professional mới có giá ít nhất là 3.000 euro. Các phiên bản đặc biệt như Silver Snoopy Award Limited Edition đã tăng gấp nhiều lần giá trị ban đầu của nó với 12.000 euro so với trước đây chỉ có giá bán là 5.900 euro.

Rolex Datejust II Everose Rolesor 126331 Chocolate Diamond Dial
Rolex là thương hiệu đồng hồ cơ cao cấp phổ biến nhất trên thế giới.

Rolex có lẽ là thương hiệu đồng hồ nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Không có thương hiệu nào đại diện cho sự sang trọng và uy tín như Rolex. Submariner và Daytona là hai trong số những mẫu Rolex được tìm kiếm nhiều nhất bởi người dùng.

Chiếc Daytona đã qua sử dụng bắt đầu với giá khaongr 8.500 euro. Tuy nhiên, những chiếc Daytona làm bằng thép không gỉ, có giá bán ít nhất 10.000 euro. Phiên bản làm bằng vàng và thép mới có giá 10.000 euro, mô hình thép không gỉ mới có giá khoảng 14.000 euro. Đồng hồ Rolex thép không gỉ có giá ổn định hơn bởi nhu cầu sử dụng của nó phổ biến hơn các phiên bản còn lại.

Dòng Rolex Paul Newman Daytona cũng khá phổ biến, mô hình này có thể được xác định bới các cạnh và mặt số tương phản của nó. Các số trên mặt số theo phong cách Art Deco, mô hình đặc biệt Ref. 6239 rất hiếm, nếu bạn tìm mua mẫu này sẽ phải bỏ ra 100.000 euro để sở hữu nó.

Rolex Submariner, một trong những chiếc đồng hồ lặn đầu tiên từng được sản xuất, những mẫu có sẵn hiện nay có giá khoảng 4.500 euro. Các mẫu mới không có chức năng ngày có giá khoảng 6.000 euro, với mặt số hiển thị ngày Submariner có giá khoảng 7.000 euro. Chiếc đồng hồ Rolex Submariner cổ điển Ref. 1680 có chữ viết màu đỏ trên mặt số có giá bán từ 10.000 đến 20.000 euro, chiếc đồng hồ này có biệt danh là “Red Sub” nhờ vào chữ được in màu đỏ đặc trưng của nó.

Kết luận

Cơ chế hoạt động thuần chất cơ khí của đồng hồ bộ máy cơ học đã có từ hàng trăm năm trước. là công cụ theo dõi thời gian truyền thống, do đó hiệu suất hoạt động của đồng hồ cơ cũng cực kỳ chính xác. Tuy nhiên, sự tiện dụng của chúng có thể không bằng được các loại đồng hồ hiện đại như đồng hồ thông minh hay đồng hồ Quart.

Một điều không thể phủ nhận đối với đồng hồ cơ là nó thuần chất cơ khí, chính điều này đã thu hút biết bao người yêu thích loại đồng hồ này. Dù đồng hồ cơ có cơ chế đơn giản hay phức tạp, chỉ cần đó là đồng hồ cơ, thì chúng ta đều có thể cảm nhận được cái gọi là sự tinh tế bên trong bộ máy, nó hoạt động nhịp nhàng, đều đặn và cực kỳ chính xác.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Leave a Reply

Back to Posts
.
.
.
.