Tuổi thơ khắc nghiệt của Lang Lang tới nghệ sỹ Piano nổi tiếng thế giới

Back to Posts
Lang_Lang_sẽ_tái_ngộ_khán_giả_Việt_Nam_vào_cuối_tháng_8

Tuổi thơ khắc nghiệt của Lang Lang tới nghệ sỹ Piano nổi tiếng thế giới

Tuổi thơ khắc nghiệt của Lang Lang tới nghệ sỹ Piano nổi tiếng thế giới đó là nhờ vào sự nổ lực không biết ngừng nghỉ, cộng với tố chất âm nhạc từ bố mẹ của anh, nên thành công là điều đã được báo trước với Lang Lang.

“Thần đồng”, “Thiên tài”, “Nghệ nhân” – đó là những biệt danh mà người ta dành cho Lang Lang, nhưng để đạt được tới những danh hiệu đó anh và gia đình đã trải qua những năm tháng cơ hàn và xa cách.

Biết đến Piano nhờ Tom & Jerry

“Thế hệ của tôi – những người sinh ra đầu thập kỉ 80 ở Trung Quốc, đa phần là con một. Bạn sẽ nhận được tình yêu thương và kì vọng từ các thế hệ tập trung cho mình bạn, dù là dư dật hay nghèo khó” – Lang Lang nhớ lại.

Cha Lang Lang là công nhân một nhà máy sản xuất ô tô nhưng ông có mơ ước trở thành một nghệ nhân chơi đàn Nhị còn mẹ Lang Lang khi mang thai luôn nghe nhạc cổ điển với hi vọng truyền cho con một năng khiếu bẩm sinh: “Thằng bé hồi nhỏ lúc nào cũng cười. Chưa đầy 1 tuổi Lang Lang đã có thể hát rồi. Chúng tôi quyết định dạy con xem sao, chồng tôi dạy con cứ 20 phút lại nghỉ 2 tiếng.”

Lang_Lang_sinh_ra_trong_một_gia_đình_đam_mê_âm_nhạcTrong lúc nghỉ ngơi, Lang Lang được xem phim hoạt hình với một chiếc tivi đen trắng cũ. Bộ phim Tom & Jerry, tập The Cat Concerto là nguồn cảm hứng đầu tiên để cậu bé muốn trở thành một nghệ sĩ piano. Lang Lang vẫn nhớ rõ tập phim đó như mới ngày hôm qua: “Mèo Tom mặc Tuxedo rất là bảnh.

Khi Tom bắt đầu chơi nhạc, đánh thức Jerry đang ngủ trong đàn. Chúng bắt đầu đánh nhau và nhạc mỗi lúc một nhanh hơn. Phim hoạt hình làm hiệu ứng tay của Tom chơi đàn cứ như những sợi mì spaghetti nhẩy múa trên những phím đàn màu đen trắng. Tôi nghĩ trở thành một nghệ sĩ piano thật là ngầu, mãi về sau này tôi mới hiểu chẳng có trò chơi nào cả, chỉ có sự khổ luyện”.

Chính thức học Piano từ 3 tuổi

Cô giáo piano đầu tiên của Lang Lang cho biết: “Cha cậu ấy lặn lội đưa cậu bé đến tìm tôi, nó rất là thông minh và già dặn so với tuổi, bé nói với tôi là con sẽ làm tất cả để trở thành một nhạc công piano giỏi. Cha của Lang Lang luôn có sổ bút và ghi chép lại tất cả mọi thứ. Tôi dạy Lang Lang điều gì thì ông ấy cũng học song song. Lang Lang có cảm xúc rất mạnh mỗi khi nhắc đến mẹ trong khi với cha, Lang Lang tất nhiên vừa sợ lại vừa cần, vừa yêu lại vừa giận. Cha mẹ của Lang Lang đều có giấc mơ âm nhạc nhưng không có cơ hội để thực hiện điều đó, họ dành trọn niềm hi vọng vào đứa con trai duy nhất.”

Tất_cả_hi_vọng_và_giấc_mơ_âm_nhạc_của_cha_mẹ_đều_được_đặt_lên_vai_Lang_Lang_ngày_từ_những_ngày_ấu_thơKhi Trung Quốc bắt đầu mở cửa, các cuộc thi Piano bắt đầu nở rộ. Cha Lang Lang quyết định đưa con đi thi tại quê nhà, khi mới 5 tuổi, là thí sinh bé nhất trong khoảng 1000 thí sinh năm ấy, Lang Lang vượt qua tất cả và đoạt giải nhất. Cha mẹ và cô giáo quyết định đưa Lang Lang tới nơi nào có trường lớp tốt hơn nữa. Đó chính là Bắc Kinh. Cả đất nước chỉ có 9 học viện âm nhạc và các thí sinh phải trải qua những kì thi cử rất khốc liệt, mỗi bé dành khoảng 2 năm ôn thi, học ôn từ 8-10 tiếng mỗi ngày.

Ký ức kinh hoàng ở Bắc Kinh

Nhớ lại, mẹ Lang Lang vẫn rất xúc động: “Tôi nói với con là mẹ phải về đi làm thì nhà mình mới có cái ăn. Đây thực sự là quyết định vô cùng khó khăn nhưng tôi không muốn mình là bước cản trong sự nghiệp của con.” Cuộc chia ly đầu đời vô cùng đau khổ, Lang Lang nói: “Tôi bảo mẹ ơi cho con theo với nhưng mẹ không đồng ý. Lúc đó tôi nhận ra rằng lần xa cách này sẽ còn dài lắm. Thực tế quả là quá khắc nghiệt, tôi cảm thấy mất phương hướng.”

Cuộc sống ở Bắc Kinh của hai cha con Lang Lang nằm trong một khu ổ chuột tồi tàn và chỉ toàn áp lực thi cử. “Chúng tôi sống trong một căn phòng bé, chuột chạy khắp nơi, cắn cả sách nhạc của thằng bé. Tôi cứ sợ đêm ngủ chuột sẽ cắn tay con.” Cha Lang Lang bồi hồi nhớ lại.

Sáng sáng, Lang Lang đều bắt đầu tập luyện từ 5:30. Cha Lang Lang phải xù lông trước những phản ứng của hàng xóm: “ Có ngày họ ném cả chai nước tiểu vào nhà. Tôi phải thò đầu ra chửi lộn, không một ai dám lên tiếng nữa.”

Cú sốc kinh hoàng nhất có lẽ là khi chỉ còn vài tháng nữa đến kì thi, cô giáo luyện thi quả quyết rằng Lang Lang chẳng có tài gì và tốt nhất nên về quê. Lang Lang khóc nức nở còn cha anh thì bế tắc: “Việc lên Bắc Kinh thực sự không còn đường lui, tôi đã mất việc, tiền của đổ cả vào đây.

Tôi bảo thôi về quê đi con, thằng bé không chịu. Tôi bảo cha sẽ nhảy lầu hoặc uống thuốc ngủ, chắc chẳng còn cách nào khác. Tôi sắm hai chai thuốc trừ sâu để trên bàn định cùng con tự tử. Lang Lang gào thét rồi lao đến đánh đấm tôi túi bụi và hét lên con đã làm gì sai, vì sao con phải chết. Thực sự mỗi khi nhớ lại chuyện đó tôi khó kiềm được nước mắt.”

Lang_Lang_đã_từng_chịu_rất_nhiều_áp_lực_luyện_tập_khi_còn_nhỏCậu bé Lang Lang 9 tuổi quyết định “giải nghệ” và chiến tranh lạnh với cha, mỗi ngày trôi qua trong căng thẳng. Lang Lang vô tình kết bạn với một người bán rau ở khu chợ gần nhà mà anh gọi là chú Nhị. Chú Nhị chính là cầu nối giúp cha con thoát khỏi chiến tranh lạnh và thuyết phục Lang Lang chơi đàn trở lại.

Bây giờ Lang Lang coi chú Nhị là một ân nhân của gia đình. Không lâu sau đó, Lang Lang vẫn đi thi như đã định, ít áp lực hơn và đã đỗ thủ khoa vào Học âm nhạc uy tín nhất Trung Quốc. Nhưng chưa hết, cha của Lang Lang tiếp tục tìm tòi những kì thi lớn hơn, ở tầm thế giới cho con trai mình.

Chinh phục sân khấu quốc tế

Lang Lang lúc này có một thày giáo mới, phương châm giảng dạy của ông là truyền cảm hứng thay vì hà khắc. Các học sinh ở nhạc viện sẽ được chọn để đề cử đi thi cuộc thi cấp độ quốc tế ở Đức nhưng Lang Lang không phải là cái tên được chọn năm ấy. Cha Lang Lang quyết định tự đăng kí tham dự với tư cách cá nhân, một quyết định liều lĩnh vì nếu thua cuộc thì không chỉ mất tiền mà còn rất mất mặt.

Lang Lang tập trung luyện tập còn cha anh quan sát mọi thí sinh khác và lập chiến lược để đối đầu, ông tập trung như đang tham gia một môn thể thao chứ không phải một cuộc thi piano.

Khi được xướng tên lên ngôi vị cao nhất, Lang Lang nhẩy cẫng sung sướng ôm lấy người thầy. Cha anh lúc đó đứng từ một góc xa của khán phòng, vỡ oà trong nước mắt. Khi được một phóng viên cho biết cha cậu đã khóc, Lang Lang hoàn toàn không tin: “Không, cha cháu không biết khóc mà.”

Từ_lúc_còn_là_một_bé,_Lang_Lang_đã_được_biết_đến_là_một_thần_đồng_âm_nhạcKhông dừng ở đó, sau cuộc thi tại Đức, cha Lang Lang tiếp tục đưa con tới Nhật để tham dự cuộc thi piano được đánh giá là uy tín nhất ở mức độ quốc tế. Đây là thử thách lớn nhất từ trước tới giờ vì Lang Lang phải chơi cùng với một dàn giao hưởng và điều này thì quá khó để có điều kiện luyện tập.

Và Lang Lang đã có cách luyện thi ‘cái khó ló cái khôn”: “Tôi tự học cách chơi với dàn giao hưởng bằng 1 cái tivi bày bên cạnh đàn. Tôi nhìn vào màn hình rồi đánh theo, như kiểu hát karaoke vậy. Bài thi là một tác phẩm về sự xa cách và thương nhớ của lứa đôi, thầy và cha tôi đã rất cố gắng giảng giải cho tôi. Lúc ấy thì thực sự tôi chỉ biết nhớ mẹ, nỗi đau mà tôi đưa vào bản nhạc là nỗi nhớ mẹ chứ lúc đó chưa hiểu được tình yêu trai gái.”

Thành công có bóng dáng cả cha và mẹ

“Mọi người hay hỏi tôi là tôi bị ảnh hưởng bởi những ai. Cha tôi, người đã thúc đẩy tôi mỗi ngày, khi nào ăn, ngủ, khi nào chơi và khi nào tập luyện. Một số người có thể có năng khiếu hơn người, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể lười nhác mà vẫn đạt kết quả cao. Cuộc sống của chúng ta là các bậc thang, hết bậc này có bậc khác, không thể lên đến đỉnh nếu cứ bỏ qua các bậc thang được.” – Lang Lang chia sẻ.

Năm 15 tuổi Lang Lang và cha quyết định lên đường một lần nữa đi xa để tới Mĩ tiếp tục học hành với người thầy là một trong những cây đại thụ của làng piano thế giới. “Tôi vẫn luôn nhớ mỗi lần thầy tôi biểu diễn, rất từ tốn và cuốn hút, khán giả nhiều người rơi nước mắt.

Tôi muốn dành cả đời cho piano và cứ thế hoàn thiện mình, tốt hơn và tốt hơn mỗi ngày.” Ở Mĩ, cha Lang Lang vẫn hằng ngày đến lớp cùng con, với cuốn sổ và cây viết ghi lại từng lời dạy của thầy giáo cho đến thời khắc Lang Lang được mời biểu diễn ở khắp những sân khấu uy tín. Và cái kết tuyệt vời nhất có lẽ là tại Carneige Hall, Lang Lang cùng biểu diễn với cha mình song tấu đàn Nhị và piano trên sân khấu lịch sử và uy tín nhất của nước Mĩ.

Lang_Lang_và_cha_song_tấu_đàn_Nhị_-_Dương_cầm_tại_Carneige_Hall“Cha tôi dù có khắt khe với tôi khi tôi còn nhỏ ông ấy thực sự đã chia sẻ với tôi cả cuộc sống. Ông học cùng tôi, leo cùng tôi từng bước. Khi tôi đạt được giấc mơ của mình cũng là lúc cha tôi thực hiện được giấc mơ của người. Buổi biểu diễn đó là khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc đời cha con tôi. Cha và mẹ tôi có cách yêu khác nhau, họ cũng có những quan điểm khác biệt nhưng trong sự nghiệp của tôi cả hai đều có cùng điểm chung đó là ủng hộ tôi hết sức.”

Sức ảnh hưởng của Lang Lang đã truyền cảm hứng cho hàng triệu trẻ nhỏ đến với tình yêu âm nhạc và dương cầm – thứ mà được những người yêu mến anh gọi là “hiệu ứng Lang Lang”.

Người mang âm nhạc cổ điển đến với văn hóa đương đại

Khi được hỏi Lang Lang muốn dùng tính từ gì để mô tả về bản thân, anh chọn từ “tân tiến”. Chưa từng có nghệ sĩ dương cầm cổ điển nào dám thổi những làn gió mới táo bạo như Lang Lang đã làm: hợp tác với Google và Youtube để tổ chức Dàn nhạc giao hưởng Youtube 2008, cải tiến nhạc cổ điển hiện đại hơn trong trò chơi đua xe Gran Tuismo 5, khích lệ giao lưu với Cuba trong chương trình biểu diễn tại Havana cùng Chucho Valdes – huyền thoại nhạc Jazz Cuba, hợp tác với những vũ công dubstep Marquese “Nonstop” Scott để truyền cảm hứng tới cộng đồng nhạc số; vượt qua những giới hạn phối các dòng nhạc khi biểu diễn cùng ban nhạc huyền thoại Metallica tại Grammy 2014.

Lang_Lang_biểu_diễn_cùng_ban_nhạc_rock_huyền_thoại_MetallicaVới sức ảnh hưởng đặc biệt tới văn hóa đương đại, giờ đây đã có hàng loạt những vật phẩm có giá trị được đứng tên anh, trong đó có cả những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ mang tên Lang Lang. Dưới vai trò một đại sứ nghệ thuật của Hublot, anh đã chung tay tạo ra hai dòng đồng hồ ấn tượng mang tên của chính mình, một phiên bản Hublot Classic Fusion Ultra Thin Lang Lang (giới hạn 88 chiếc) và một phiên bản Hublot Classic Fusion Tourbillon Cathedral Minute Repeater Carbon Lang Lang (giới hạn 8 chiếc).

Lang_Lang_cùng_Hublot_tạo_ra_chiếc_đồng_hồ_mang_tên_chính_mìnhChia sẻ tuyên ngôn hoạt động tương đồng với Lang Lang, thương hiệu đồng hồ Hublot hướng tới nghệ thuật Art of Fusion, kết hợp truyền thống làm đồng hồ Thuỵ Sĩ tới những công nghệ tiên phong của tương lai. “Tôi lựa chọn Hublot vì thấy họ có cách làm việc rất thú vị, rất tân tiến, luôn thử nghiệm những thứ mới mà ít ai ngờ tới, không chỉ là một thương hiệu đồng hồ đeo tay đơn thuần, họ rất quan tâm đến thể thao và nghệ thuật…

Thông thường một nghệ sĩ dương cầm thường không đeo bất kì phụ kiện nào khi biểu diễn, nhưng những chiếc đồng hồ được tạo ra tôi đều có thể đeo bất cứ lúc nào, vì chúng thực sự rất nhẹ.” – Lang Lang kể về sự hợp tác giữa anh và Hublot.

Hai năm vừa qua, Lang Lang mắc căn bệnh viêm gân tay rất nguy hiểm và bác sĩ buộc phải yêu cầu anh dành thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, đây cũng là dịp nghỉ ngơi hiếm có trong suốt 25 năm sự nghiệp. Mãi tới đầu năm nay, bác sĩ mới cho phép Lang Lang tiếp tục biểu diễn trở lại, nhưng với tần suất rất giới hạn, khiến cơ hội để công chúng yêu nhạc thưởng thức những phần trình diễn của anh trở nên khan hiếm hơn cả.

Lang_Lang_sẽ_tái_ngộ_khán_giả_Việt_Nam_vào_cuối_tháng_8Lang Lang vừa mới trở lại sau một chấn thương không tay không may mắn, và chỉ có chơi nhạc với tần suất rất giới hạn trong thời gian tới. Trong những lần biểu diễn hiếm hoi của Lang Lang trong năm nay sẽ có điểm dừng chân tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, nơi anh tái ngộ giới mộ điệu trong vai trò đại sứ, người bạn nghệ thuật của thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ Hublot. Dù đã bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam từ tháng 10 năm 2017, nhưng sự kiện Hublot loves Art – Lang Lang Concert vào cuối tháng 8 này sẽ là lời chào chính thức của Hublot tới những khách hàng, giới mộ điệu, giới truyền thông và khán giả yêu nghệ thuật tại Việt Nam.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Back to Posts