Những bộ sưu tập đồng hồ Tudor được giới sưu tầm yêu thích
Thực tế thì số tuổi của Tudor phải là hơn 72 năm bởi Tudor được ngài Hans Wilsdorf khai sinh từ năm 1926 thông qua một công ty ẩn danh. Ông tiếp quản lại thương hiệu từ năm 1936 và sau biến cố gia đình thì tới năm 1946 Tudor mới chính thức chào sân.
Câu chuyện về thương hiệu Tudor – Người anh em ruột thịt của rolex
Phải tới 1950 thì những bộ sưu tập đầu tiên và những chiến dịch của Tudor mới thực sự bùng nổ và cho tới nay đã để lại những cột mốc ấn tượng cho người yêu đồng hồ thế giới. Cùng tìm hiểu những dòng đồng hồ “xương sống” của Tudor mà các nhà sưu tầm vintage yêu thích qua bài tổng hợp dưới đây.
“Tôi đã quyết định rằng Tudor Oyster Prince xứng đáng chia sẻ cùng Rolex hai thế mạnh mà không thương hiệu đồng hồ nào có được, đó là bộ vỏ chống nước Oyster độc đáo và phần rotor không ngừng nghỉ. Tất cả những chiếc Tudor sẽ đều có hai đặc trưng này, điều mà trước đây chỉ độc quyền ở Rolex. Đây là minh chứng cho sự tin tưởng của chúng tôi vào thương hiệu thứ hai này và cá nhân tôi giành rất nhiều cảm tình cho nhừng chiếc đồng hồ mới này.” – Ngài Hans Wilsdorf đã phát biểu như vậy trong những bài báo đầu tiên ra mắt Tudor năm 1946.
DÒNG TUDOR CHỦ LỰC: OYSTER PRINCE
Tudor Oyster Prince gần như được coi là dòng Tudor đầu tiên, ra đời năm 1952. Cụm từ Oyster chính là chỉ bộ vỏ huyền thoại mà Tudor chia sẻ từ “người anh” Rolex, bộ vỏ đồng hồ đeo tay đầu tiên có khả năng chống nước hoàn hảo nhờ cấu trúc khối đặc thép Oystersteel, phần lưng và mặt trước sử dụng nắp kín xoắn vít cố định, có độ khít ấn tượng như những con hàu, chỉ có thể thao tác mở bằng công cụ độc quyền của các nhà chế tác Rolex. Cũng trong năm 1952, 26 chiếc Tudor Oyster được các nhà khoa học và hải quân Hoàng Gia Anh sử dụng tronng chuyến thám hiểm đến Greenland. Trong bộ sưu tập hiện đại thì các thiết kế này được tái hiện ở dòng North Flag.
Phiên bản Tudor Oyster Submarinner 7923 ra đời năm 1955 là dòng duy nhất lên dây cót bằng tay, và là chiếc đồng hồ phẳng hơn dù khả năng chống nước vẫn được bảo tồn. Cùng ra đời năm này, mẫu 7950 được các nhà sưu tầm đặt cho nick name là “Tuxedo” bởi thiết kế có hai mảng màu enamel đen và phần đĩa chỉ giờ kim loại ở vòng ngoài. Sự đối lập hai màu đen trắng này giống như trong các bộ Tuxedo, chính là lý do hình thành cái tên của mẫu đồng hồ này.
Phiên bản tiếp theo mang tính cột mốc chính là Tudor Oyster Prince Submariner Big Crown 7924 sinh năm 1958 với mức chống nước gấp đôi, từ 100m lên tới 200m. Độ sâu tăng lên dẫn đến nút crown phải lớn hơn để chịu được áp lực, các số chỉ giờ lớn, kim bản dày và phản quang và mặt kính được làm vòm lên theo phong cách Tropic Plexiglas nhằm phân toả áp lực nước gây nứt vỡ mặt đồng hồ. Trong phiên bản nâng cấp ra đời 1 năm sau đó, Tudor giới thiệu tính năng bảo vệ núm crown khỏi lực shock bằng hai ngạnh thép vuông vắn mạnh mẽ, cũng là chiếc Tudor thú vị nếu sưu tầm được.
Tudor Oyster Prince Submariner Tropical 7928 năm 1964 sở hữu mặt đồng hồ có sự biến chuyển màu sắc theo thời gian và không khí, dưới sự tác động của tia UVs, tuỳ theo mức độ của người sử dụng. Các nhà sưu tầm đồng hồ vintage thích thú gọi mặt đồng hồ kiểu này là “Tropical”. Ngoài ra đây cũng là thời kì mà Tudor sản xuất phục vụ nhiều lực lượng hải quân với kí hiệu tên viết tắt của quân đội và năm xuất xưởng ở mặt lưng đồng hồ, vậy nên nếu sưu tầm được những chiếc Oyster Prince Submariner thời kì này, thường chúng sẽ đi cùng với nhiều câu chuyện thú vị.
Tudor Oyster Prince Submariner 7016 ra đời năm 1969 được coi là thế hệ hai của những chiếc đồng hồ lặn Tudor. Phần mặt đồng hồ có các điểm chỉ giờ lớn hơn, dễ nhìn hơn và kim chỉ giờ có thiết kế mà các nhà sưu tầm gọi là “snowflakes’ – bông tuyết. Dòng 7021 thì đặc biệt có thêm ô chỉ lịch ở vị trí 3h dưới một ô kính vòm Cyclop giúp dễ đọc số hơn cho chủ nhân.
Trong suốt thập kỉ 70, Tudor làm việc và cung cấp đồng hồ cho nhiều lực lượng quân đội quan trọng của thế giới, cũng là khởi đầu của phong cách chơi dây vải do các sĩ quan quân đội phát minh ra. Đầu thập kỉ 80s, Tudor còn sản xuất dòng Oyster Prince Submariner dành cho các sĩ quan thuận tay trái. Đến cuối thập kỉ 80, những chiếc Tudor Oyster Prince Submariner có màu sắc đa dạng hơn, khoá gập và bắt đầu khắc logo của Tudor chứ không còn là người anh Rolex như trước đây. Dòng Submariner cuối cùng được sản xuất năm 1995, chứa đựng nhiều cải tiến thú vị, từ mặt kính sapphire với phần Cyclops lớn hơn, các điểm chỉ giờ tròn, phần bezel có những đường khía mạnh mẽ. Mặt đồng hồ có hai lựa chọn màu xanh dương hoặc đen, dây đeo gắn logo Tudor.
Ngày nay, đối với những tín đồ yêu thích thiết kế mang nhiều sự kiện quan trọng này của Tudor dòng đương đại thừa kế nhiều nét đặc trưng của Tudor Oyster Prince Submariner nhất chính là ở bộ Black Bay, đặc biệt ở các mẫu Black Bay 58, Black Bay Black, Black Bay Blue hoặc Burgundy.
DÒNG TUDOR ADVISOR
Đây là một trong những dòng kì lạ nhất của Tudor, dòng duy nhất trong lịch sử hãng có tính năng báo thức. Nếu xét về khía cạnh sưu tầm, đây cũng là một trong những dòng hiếm vì toàn bộ số lượng sản xuất từ năm 1957 đến năm 1968 chỉ có vài ngàn chiếc. Bộ vỏ Oyster được tái thiết kế một chút để tăng âm vực của chuông báo và cỗ máy lên giây cót bằng tay A.S. 1475. Vào năm 2011, dòng Heritage Advisor được tái sinh với kí hiệu 79620T, được tái thiết kế và tăng đường kính từ 34mm lên 42mm.
DÒNG TUDOR SIÊU MỎNG ĐẦU TIÊN VỚI VỎ CHỐNG NƯỚC – RA ĐỜI NĂM 1957
Chiếc Tudor mỏng nhất chỉ dày có 6mm và là một trong những chiếc hiếm nhất, sản xuất số lượng rất có hạn và chỉ diễn ra trong vài năm, từ năm 1957 tới năm 1963. Trong bối cảnh thập niên 50 thì đây là cột mốc trong lịch sử ngành đồng hồ thế giới là chiếc Tudor mỏng nhất vẫn chống nước tốt. Ngày nay đây vẫn là chiếc Tudor được nhiều nhà sưu tầm theo đuổi.
DÒNG TUDOR OYSTER DATE CHRONOGRAPH – TỪ THẬP NIÊN 70S
Dòng Tudor chronograph đầu tiên được gọi là Oysterdate 39mm, ra đời những năm đầu thập kỉ 70s và nhanh chóng được yêu thích. Về mặt diện mạo, dòng Oysterdate có tính thể thao hơn, mặt đồng hồ là tổ hợp các màu xám, đen và trắng. Các hình đa gíac chỉ giờ của dòng này được giới sưu tầm ưu ái gọi là “home plate’ bởi trông giống như vị trí trên sân bóng chày. Trong số 3 phiên bản Oysterdate ra đời ở thập niên này thì dòng Big Block là dòng sản xuất số lượng có hạn nhất, cũng đồng thời là dòng Tudor đầu tiên dùng máy tự động, cũng chính vì thế mà độ dầy lớn hơn và được các nhà sưu tập đặt cho nick name là Big Block. Trong những chiếc Big Block lại có một số được các nhà sưu tầm gọi là “Exotic” bởi sự kết hợp màu sắc phong phú hơn, trông tựa như một bàn roulette trong casino ở Monte Carlo. Năm 1995 Tudor ra mắt dòng Prince Oysterdate thế hệ thứ 4, với phần vỏ có nhiều chi tiết được thiết kế mềm hơn, tinh tế hơn được gọi ngắn gọn là Prince Date. Ngày nay các thiết kế Chronograph được gom tụ lại trong dòng Tudor Heritage Chronograph.
S&SKnightsbridge tự hào là nhà bán lẻ chính hãng các sản phẩm của thương hiệu TUDOR tại Việt Nam. Quý khách có thể tham khảo các mẫu của thương hiệu TUDOR tại: