Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ và nguyên lý hoạt động
Là người đam mê đồng hồ, chắc chắn bạn biết đồng hồ cơ là gì rồi đúng không, nhưng chưa chắc bạn đã biết cấu tạo và cách thức hoạt động của nó như thế nào, tại sao nó lại hoạt động chính xác đến như vậy.
Đồng hồ cơ là gì?
Đơn giản thôi đồng hồ cơ là đồng hồ hoạt động dựa trên chuyển động cơ học của bộ máy, khi bộ máy hoạt động sẽ sản sinh ra năng lượng giúp đồng hồ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không có sự tác động như lên dây cót hay chuyển động cánh tay sẽ làm cho đồng hồ ngừng hoạt động.
Đồng hồ cơ hiện nay được chia thành 2 nhóm đó là đồng hồ cơ tự động (Là loại đồng hồ Automatic hoạt động dựa trên chuyển động cánh tay của người đeo, loại đồng hồ này nếu đeo liên tục thì nó sẽ hoạt động liên tục luôn các bạn nhé).
Loại còn lại là loại lên dây cót loại này muốn nó hoạt động liên tục thì phải lên dây cót hàng ngày cho nó.
Bộ máy đồng hồ cơ là gì?
Trong đồng hồ nào cũng vậy bộ máy chính là bộ phận quan trong nhất của đồng hồ, nó chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động trên đồng hồ.
Nguyên lý hoạt động của bộ máy đồng hồ cơ
Cách đây 5 thế kỷ bộ máy cơ lên dây cót đã được chế tạo, đến bây giờ các bộ máy của các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng đã đạt đến mức tinh xảo và có nhiều cải tiến đặc biệt.
Đây là cỗ máy truyền thống của các hãng sản xuất đồng hồ nổi tiếng hiện nay, nó hoạt động được trên nguyên lý lên dây cót hàng ngày để duy trì hoạt động liên tục cho đồng hồ.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ máy đồng hồ cơ lên dây cót
Cấu tạo
Cấu tạo một bộ động cơ lên dây cót gồm 7 bộ phận chính, ngoài ra còn rất nhiều bộ phận nhỏ khác nằm ở bên trong nữa.
- Núm chỉnh giờ
- Dây cót
- Chuỗi bánh răng
- Bộ thoát
- Bánh xe cân bằng
- Bánh răng điều chỉnh mặt số
- Chân kính
Cấu tạo bộ máy cơ lên dây cót gồm 7 bộ phận chính, nó dường như bất di bất dịch trong thiết kế và sản xuất đồng bộ máy của đồng hồ cơ.
Nguyên lý hoạt động
Núm chỉnh giờ: Nó là bộ phận các bạn có thể nhìn thấy ở trên một chiếc đồng hồ đeo tay, nằm ở bên phải của đồng hồ ở vị trí 3h đó nhé. Núm này có chức năng điều chỉnh giờ và lên dây cót để đồng hồ hoạt động.
Dây cót: Nằm bên trong bộ máy được nối với núm chỉnh giờ, đây là bộ phận sản sinh năng lượng khi bạn vạn núm, bạn vạn càng nhiều vòng thị năng lương từ dây cót sản sinh ra càng nhiều.
Lưu ý bạn chỉ cần lên đủ dây cót cho đồng hồ thôi nhé, nếu vặn quá mức sẽ làm cho dây cót đứt đấy.
Chuỗi bánh răng: Lấy năng lượng từ dây cót truyền đến bộ thoát thông qua những bánh răng nhỏ
Bộ thoát: Khi năng lượng từ chuỗi bánh răng truyền đến ngay lập tức bộ thoát nhận năng lượng ở đó và chuyển tới bánh xe cân bằng.
Bánh xe cân bằng: Như bài trước đã nói, nó chính là bộ phận quan trọng nhất của bộ máy đồng hồ, đồng hồ của bạn chạy chính xác hay không chính là do chuyển động của bánh xe cân bằng đấy ạ. Bánh xe cân bằng nhận năng lượng từ bộ thoát truyền đến và bắt đầu chuyển động.
Bánh răng điều chỉnh mặt số: Khi bánh xe cần bằng chuyển động sẽ truyền một tần số năng lượng nhất định qua bánh xe điều chỉnh mặt số khi đó kim và các bộ phận có trên mặt đồng hồ sẽ hoạt động
Chân kính: Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ này rồi phải không nào? Chẳng hạn như đồng hồ này có bao nhiêu chân kính, các chân kính nằm ở vị trí nào…
Chân kính là gì?
Chân kính là những viên Ruby mà con người tạo ra, nó có độ bền và khả năng hấp thụ nhiệt cực tốt.
Tác dụng của chân kính
Ở những vị trí có sự hoạt động liên tục để giảm ma sát và hao mòn kim loại các chân kính sẽ được đặt tại đó, đây cũng là bộ phận rất quan trọng liên quan tới hoạt động của bộ máy đồng hồ có chạy chính xác giờ hay không.
Cấu tạo tạo bộ máy đồng hồ tự lên dây và nguyên lý hoạt động
Bộ máy đồng hồ cơ lên dây tự động là bộ máy cực kỳ phức tạo nó chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ XX, điểm đặc biệt khiến người dùng thích thú đó là nó có khả năng tự động lên dây cót, để duy trì hoạt động liên tục cho đồng hồ dựa trên chuyển động của Rotor được gắn bên trong bộ máy.
Đây chính là điểm đặc biệt mà giúp những chiếc đồng hồ trang bị động cơ này được nhiều người sử dụng.
Nói như vậy không hẳn là những chiếc đồng hồ này không bao giờ ngừng hoạt động đâu các tình yêu nhé.
Dù đồng hồ có đắt tiền đến mấy thì nó vẫn có thể hoạt động được trong một thời gian nhất định theo quy định của của nhà sản xuất. chính vì vậy bạn cần phải có hoạt động cổ tay thường xuyên để bộ máy đồng hồ tự lên dây này có thể hoạt động được liên tục nhé.
Cấu tạo
Bộ máy đồng hồ lên dây tự động có cấu tạo hơi khác với bộ máy lên dây bằng tay đó là thêm bộ phận Rotor vào bộ máy
- Núm chỉnh giờ
- Rotor
- Dây cót
- Chuỗi bánh răng
- Bộ thoát
- Bánh xe cân bằng
- Tàu bánh răng điểu khiển mặt số
- Chân kính
Nguyên lý hoạt động
Giống hệt như nguyên lý hoạt động của bộ máy đồng hồ lên dây cót chỉ khác một quy trình nằm ở bộ phận Rotor có trên bộ máy lên dây tự động mà thôi.
Rotor là gì?
Rotor là một miếng thép hoặc vàng khối có hình bán nguyệt có thể xoay được 360 độ được liên kết với dây cót của đồng hồ.
Rotor hoạt động thế nào?
Khi có hoạt động từ cổ tay Rotor sẽ chuyển động kéo theo hoạt động lên dây cót, khi dây cót đã cuộn chặt vừa đủ lúc đó Rotor sẽ rời ra nhờ có bộ phận ly hợp.
Vậy có thể nói chức năng chính của rotor là tự động lên dây cót cho bộ máy đồng hồ, giúp năng lương từ dây cót được sinh ra.
Khi bộ máy đã được lên dây cót rồi thì quá trình truyền tải năng lượng để cho đồng hồ hoạt động giống hết với nguyên lý của bộ máy lên dây cót bằng tay.
Cửa hàng đồng hồ Lương Gia hy vọng bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 bộ máy đồng hồ cơ lên dây cót và lên dây tự động.