Bộ máy đồng hồ cơ tự động và cơ chế hoạt động chung

Back to Posts
Bộ máy đồng hồ cơ tự động

Bộ máy đồng hồ cơ tự động và cơ chế hoạt động chung

Bộ máy chuyển động tự động và chuyển động thủ công sử dụng các cơ chế cơ bản giống nhau, dùng để đo và hiển thị thời gian. Sự khác biệt liên quan đến dây cót (mainspring) là gì? Trong bài viết này, chuyên gia cửa hàng đồng hồ hiệu Lương Gia sẽ xem xét kỹ hơn về cải tiến này, đồng thời giải thích cách thức hoạt động của nó.

Bộ máy cơ tự động ra đời khi nào?

Trước tiên: Câu hỏi “Ai là người phát minh ra chuyển động tự động?” vẫn còn có rất nhiều tranh cãi. Một số người nói rằng đó là Abraham-Louis Perrelet, phát minh ra nó vào năm 1777, trong khi một số khác tin rằng Hubert Sarton, là người phát minh ra chuyển động tự động vào năm 1778. Dù là ai, và bằng cách nào, cơ chế tự động đã có từ rất nhiều thế kỷ. Lần đầu tiên nó được đưa vào một chiếc đồng hồ bởi nhà phát minh người pháp ở thế kỷ 18, ông là Pierre Joseph de Rivaz, và được hoàn thiện bởi John Harwood vào đầu thế kỷ XX. Harwood là một người thợ sửa chữa đồng hồ ở Bolton gần Manchester nước Anh, ông đã phát triển chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên với bộ máy lên dây tự động (Automatic movement).

Harwood
Harwood đã sử dụng hệ thống một trọng lượng xoay 130° bên trong bộ máy đồng hồ, khi có chuyển động từ cổ tay người đeo

Vào năm 1930, Rolex đã cải thiện, và nâng cấp hệ thống của Harwood cho mẫu đồng hồ Oyster Perpetual huyền thoại của mình, bằng cách đặt đặt một trọng lượng hình bán nguyệt ở trung tâm của bộ máy, nơi nó có thể xoay qua lại 360°. Đồng thời cũng tăng thời gian dự trữ năng lượng đáng kể cho bộ máy cơ tự động lên tới 35 giờ.

Ngày nay, bộ máy cơ tự động có khả năng dự trữ năng lượng dao động từ 30 giờ cho tới 1 tháng. Thời gian dự trữ năng lượng tùy thuộc vào bộ máy, nhà sản xuất.

Các thành phần chính trên bộ máy cơ tự động

Trước khi giải thích cách các chức năng cuộn dây, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách mô tả các thành phần quan trọng nhất có trên một bộ máy cơ tự động.

Rotor (Cánh quạt)

Rolex Calibre 3186 Automatic
Rotor hình bán nguyệt được sử dụng trên bộ máy Calibre 3186 của Rolex

Rotor là một bộ phận hình bán nguyệt có trọng lượng, được gắn trên bộ máy. Hay nó còn được gọi là trọng lượng dao động. Rotor có thể xoay 360° nhờ vào các chuyển động trên cổ tay của người đeo đồng hồ. Thông qua một loạt các bánh răng, chuyển động của Rotor làm cho dây cót được quấn chặt, từ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ hoạt động.

Reverser mechanism (Cơ chế đảo ngược)

Reverser mechanism

Cơ chế đảo chiều nằm giữa Rotor và bánh răng. Nó cho phép Rotor quấn chặt dây cót bất kể khi nó quay theo hướng nào. Có rất nhiều cơ chế đảo ngược được phát minh và tồn tại, nhưng nổi tiếng nhất đó là hệ thống cuộn dây (pawl-winding). Nó bao gồm 2 bánh xe, mỗi bánh xe được tạo thành từ một đĩa trên cùng, và một đĩa dưới cùng. 2 đĩa này được liên kết với nhau bằng một pawl không có lò xo, tùy thuộc vào hướng quay mà một trong hai bánh xe có thể mở ra.

Crown (Vương miện/Núm vặn)

Crown
Crown mà bạn có thể tìm thấy nó trên đồng hồ Rolex

Vương miện là một bộ phận nằm bên ngoài vỏ của đồng hồ. Khi vương miện được đẩy vào, nó có thể có chức năng lên dây cót thủ công. Khi bạn rút nó ra, nó có thể được sử dụng để chỉnh ngày và giờ.

Mainspring (Lò xo chính/Dây cót)

Mainspring dây cót

Đây là một sợi dây kim loại, được cuộn lại để dự trữ năng lượng, và dần dần giải phóng năng lượng khi nó giãn ra. Năng lượng này sau đó được truyền qua các bánh răng chuyển động.

Geartrain (Hệ thống bánh răng)

Geartrain

Đây là chuổi bánh răng có chức năng truyền năng lượng từ dây cót đến bánh xe bộ hồi.

Escapement (Bộ Hồi/Cơ Cấu Hồi/Bộ thoát)

Escapement

Escapement được cấu tạo gồm ba bộ phận chính “là Bánh Xe Gai, Ngựa, Bệ Bánh Lắc”. Nó là phần chia thời gian thành các phân số bằng nhau. Trong các khoảng thời gian đều đặn, bộ hồi sẽ giải phóng năng lượng được cung cấp bởi các bánh răng cho cần số. Pallet Jewel trên đòn bẩy giúp làm giảm ma sát giữa đòn bẩy và bộ hội khi chúng tiếp xúc với nhau. Tiếng tích tắc quen thuộc bạn thường nghe thấy trên đồng hồ, thực tế là âm thanh của Pallet Jewel (Chân kính) va đập vào bộ hồi. Đây được gọi là kiểu thoát đòn bẩy Thụy Sĩ, nó hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây, nhiều sáng kiến về bộ thoát đã được thực hiện, thường được xây dựng dựa trên các tính chất của vật liệu hiện đại như silicon.

Balance wheel (Bánh xe cân bằng)

Balance wheel banh xe can bang

Đây là cơ quan điều tiết của đồng hồ, và thường được gọi là trái tim của bộ máy, vì nó “đập” trong khoảng từ 5 đến 10 lần một giây. Bánh xe cân bằng được liên kết với lò xo cần bằng, một đầu được gắn vào bánh xe cần bằng. Mỗi lần bánh xe cần bằng xoay theo một hướng, chuyển động “ra vào” của lò xo cần bằng sẽ đưa nó trở lại ví trí trung tâm.

Jewels (Chân kính)

Chân kính
Bạn có thể nhìn thấy chân kính được gắn trên bộ máy với màu hồng rất đẹp

Đây là viên đá tổng hợp gồm corundum và nhôm oxit. Chân kính được trang bị tại các điểm có độ ma sát cao như tâm bánh xe liên tục quay, giúp giảm cọ sát và mài mòn. Những viên đá đầu tiên được trang bị trên bộ máy chính là hồng ngọc. Chúng được bán với giá rất cao, nhờ vào các quy trình mới, các bộ máy đồng hồ ngày nay sử dụng đá tổng hợp. Những viên đá “nhân tạo” này thực sự không màu, nhưng được nhuộm thành màu đỏ để làm cho chúng hấp dẫn hơn, và như một lời nhắc nhở về những viên đá quý ban đầu.

Thuật ngữ đồng hồ

Bộ máy cơ tự động hoạt động thế nào?

Đến đây, chắc bạn cũng đã biết đến các thành phần chính của bộ máy đồng hồ tự động, ở đây chúng tôi chia nhỏ cơ chế hoạt động của nó ra 6 giai đoạn cần thiết.

Bước 1
Khi cổ tay người dùng hoạt động làm cho cánh quạt quay, và thông qua các bánh răng sẽ quấn dây cót lại. Bạn cũng có thể quấn dây cót thông qua vương miện, như trên một chiếc đồng hồ lên dây thủ công.

Bước 2
Hệ thống chuỗi bánh răng truyền năng lượng đến bộ thoát.

Bước 3
Bộ thoát cung cấp năng lượng đều đặn cho bánh xe cần bằng.

Bước 4
Chân kính trên cần gạt đẩy bánh xe cân bằng, giúp nó chuyển động dễ dàng từ hướng này sang hướng khác, Điều này giúp duy trì dao động của bánh xe cân bằng, năng lượng này được lấy từ dây cót.

Bước 5
Mỗi vòng quay của bánh xe câng bằng, sẽ truyền năng lượng đến bộ truyền động, làm cho bánh răng gắn các kim của đồng hồ hoạt động.

Bước 6
Các kim trên mặt số bắt đầu hoạt động, bánh răng kim giấy sẽ quay nhanh hơn kim phút, bánh răng kim phút quay nhanh hơn bánh răng kim giờ. Đảm bảo chúng khi kim giây xoay 1 vòng thì kim phút sẽ nhảy 1 phút, và kim phút quay 1 vòng thì kim giờ sẽ nhảy 1 giờ.

Chúng tôi hy vọng với mô tả ngắn về cách thức chiếc đồng hồ tự động hoạt động sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thềm về những kiến thức khác về đồng hồ, có thể xem trong mục “Kiến thức đồng hồ” của chúng tôi.

Ngoài việc cho bạn cơ hội lựa chọn đồng hồ Thụy Sĩ mà bạn yêu thích, Thumuadonghohieu.com còn cho bạn thêm các lựa chọn đồng hồ sử dụng bộ máy tự động và bộ máy lên dây cót thủ công.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Back to Posts