Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của ngành chế tạo đồng hồ
Nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp, xa xỉ hàng đầu trong nghành sản sản đồng hồ, đều có chứng nhận chất lượng của bên thứ 3 hoặc dấu hiệu In-House (được sản xuất và làm ra bởi chính thương hiệu đó) biểu thị một quy trình đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt. Trong bài viết ngày, cửa hàng mua bán đồng hồ cũ lương Gia sẽ tập hợp, liệt kê những chứng nhận chất lượng phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp đồng hồ.
Chronometer Certified By COSC (Chứng nhận về độ chính xác)
COSC là từ viết tắt của “contrôle Officiel Suisse des Chronomètres”, đây là viện thử nghiệm Chronometer chính thức của Thụy Sĩ, chịu trách nhiệm chứng nhận tính chính xác và độ chính xác trên bộ máy của đồng hồ đeo tay ở Thụy Sĩ. Để một bộ máy đạt chứng nhận COSC, nó phải được sản xuất tại Thụy Sĩ, và trước khi chiếc đồng hồ có thể mang nhãn hiệu Chronometer, bộ máy của nó phải vượt qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt từ COSC.
Cuộc thử nghiệm diễn ra trong 15 ngày, bộ máy sẽ chịu sự thay đổi về nhiệt độ, cũng như 5 vị trí khác nhau trong quá trình thử nghiệm. Để đạt được chứng chỉ Chronometer Certified, bộ máy phải có độ sai lệch trung bình từ -4/+6 giây trong một ngày. Điều quan trọng cần lưu ý là các thử nghiệm đều được áp dụng trên bộ máy, nó không được áp dụng với một chiếc đồng hồ đã được lắp rát hoàn chỉnh.
Với việc có 3 phòng thí nghiệm trên khắp Thụy Sĩ, COSC kiểm tra hơn 1.8 triệu bộ máy mỗi năm, và chỉ khoảng 6% trong số đó đạt được chứng nhận Chronometer Certified. Khách hàng lớn nhất của COSC bao gồm các thương hiệu đồng hồ Rolex, Omega, Breitling, Tudor và Tissot.
Con Dấu Geneva (Geneva Seal)
Con dấu Geneva, còn được gọi là Poinçon de Genève, là con dấu chính thức của Canton (một tiểu bang của Thụy Sĩ) của Geneva ở Thụy Sĩ. Khi nó xuất hiện trên một bộ máy đồng hồ, cho bạn biết bộ máy đó được lắp ráp, điều chỉnh ở thành phố Geneva.
Trước đây, Con dấu Geneva chỉ được quan tâm đến như việc trang trí, và hoàn thiện trên bộ máy. Củ thể, con dấu này có trên bánh xe lửa bánh xe, cầu, đồ trang sức và các bộ phận trang trí khác, được hoàn thiện theo các tiêu chí rất nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nó được sử dụng để thử nghiệm những tính năng trên đồng hồ như, độ chính xác, thời gian dự trữ năng lượng, và khả năng chống nước của đồng hồ.
Các nhà sản xuất đồng hồ có con dấu Geneva trên đồng hồ của họ bao gồm Vacheron Constantin, Roger Dubuis và Chopard. Patek Philippe đã không còn sử dụng con dấu Geneva Seal vào năm 2009 trên đồng hồ của họ, thay vào đó là con dấu riêng của chính họ làm ra.
Fleurier Quality Foundation Certification (Chứng nhận chất lượng Fleurier)
Được thành lập vào năm 2001 bởi Bovet, Chopard và Parmigiani Fleurier, chứng nhật chất lượng Fleurier có một bộ đánh giá đòi hỏi sự khắt khe.
Để đạt được chứng nhận chất lượng Fleurier trên đồng hồ như vỏ, mặt số và bộ máy, đòi hỏi 100% các bộ phận phải được sản xuất tại Thụy Sĩ. Hơn nữa, bộ máy phải đạt được chứng nhận Chronometer bởi COSC, và nó cũng phải ở mức độ hoàn thiện nhất định. Quan trọng nhất là đồng hồ phải vượt qua các bài kiểm tra như khả năng chống nước, chống nhiễm từ và chống sốc.
Chứng nhận Master Chronometer của METAS
Vào năm 2014, thương hiệu đồng hồ Omega đã công bố hợp tác với viện đo lường liên bang Thụy Sĩ (METAS) để thiết lập chứng nhận tiêu chuẩn mới cho những chiếc đồng hồ của mình.
Chứng nhận Master Chronometer là một loại chứng nhận áp dụng trên những chiếc đồng hồ đã được lắp đặt hoàn chỉnh. Đầu tiên đồng hồ phải có bộ máy được chứng nhận COSC, tiếp theo chiếc đồng hồ đó phải trải qua 8 lần thử nghiệm bởi METAS trong các điều kiện thực tế. Quá trình thử nghiệm bao gồm, để đồng hồ trong môi trường có từ tính lớn hơn 15.000 gauss, kiểm tra chống sốc, kiểm tra khả năng chống nước, kiểm tra độ bền. So với COCS độ chính xác của COSC, tỷ lệ sai lệch sau thử nghiệm đồng hồ phải có tỷ lệ chính xác từ 0 đến +5 giây mỗi ngày.
Hiện tại, chỉ có Omega sử dụng chứng nhận Master Chronometer của METAS, thế nhưng công ty đã khuyến khích những thương hiệu khác nên có. Nhưng trong thời gian tới, có lẽ chúng ta sẽ thấy các thương hiệu thuộc sở hữu bởi tập đoàn Swatch Group tham gia vào chứng nhận này.
In-House Quality Standards (Chứng nhận chất lượng trong nhà)
Bên cạnh các tiêu chuẩn chứng nhận của bên thứ 3 trên, một số thương hiệu cũng có riêng cho mình những tiêu chí để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, trên những chiếc đồng hồ mình làm ra. Chẳng hạn như trong năm 2015, ký hiệu ‘Superlative Chronometer’ chính thức được chứng nhận bởi Rolex, nó cho chúng ta biết mức độ chính xác trên đồng hồ họ làm ra là -2/+2 giây mỗi ngày, cao hơn hẳn so với chứng nhận của COSC.
Thương hiệu Patek Philippe tuyên bố rẳng, con dấy chứng nhận nội bộ ‘Patek Philippe Seal’ của họ được thử nghiệm với một quy trình nghiêm ngặt nhất trong ngành đồng hồ. Đây là con dấu áp dụng cho toàn bộ đồng hồ, từ bộ máy, vỏ, cho đến các bộ phận như mặt số, kim và dây đeo. Cùng với những ràng buộc, đồng hồ của họ có độ chính xác về thời gian không quá -3/+2 giây mỗi ngày.
Được thành lập vào năm 1992, chương trình kiểm soát 1.000 giờ của Jaeger-LeCoultre, đã tiến hành kiếm tra trên những chiếc đồng hồ đã hoàn thiện, với sự thay đổi nhiểu độ, độ cao, khả năng chịu nước và nhiều những thứ khác, trong khoảng thời gian là 6 tuần.
Kết luận
Cho dù các tiêu chuẩn chất lượng của bên thứ 3 hay chứng nhận nội bộ, quan trọng hay không với người dùng, chúng vẫn đảm bảo một về hiệu suất và mức độ chất lượng trên những chiếc đồng hồ có dấu chứng nhận trên.