Chứng nhận COSC là gì? Chứng nhận cho đồng hồ và nó là gì
Có rất nhiều thuật ngữ cần phải biết trong thế giới đồng hồ. Từ Bezels, bánh xe cần bằng, chân kính, con dấu và vấu chúng giống như một loại ngôn ngữ bí mật.
Có lẽ bạn đã bắt gặp thuật ngữ “COSC” và “COSC certification” hơn một lần nếu bạn là người yêu thích đồng hồ.
Nhưng điều này có nghĩa là gì và nó quan trọng như thế nào? Trong bài viết này, Thumuadonghohieu.com sẽ đề cập chi tiết và bạn sẽ có câu trả lời cho mình về thuật ngữ COSC mà có thể bạn, cũng như nhiều người đang thắc mắc.
Chứng nhận COSC là gì?
COSC chỉ đơn giản là một từ viết tắt của cụm từ Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres. Trong tiếng Anh, nó là Viện thử nghiệm Chronometer chính thức của Thụy Sĩ. Về cơ bản, cơ quan này chịu tránh nhiệm xác nhận độ chính xác của bộ máy đồng hồ đeo tay được sản xuất tại Thụy Sĩ, thường được tìm thấy trên các thương hiệu đồng hồ cao cấp, xa xỉ.
COSC là một tổ chức phi lợi nhuận trung lập và công bằng của Thụy Sĩ, trong đó một số lượng lớn các nhà sản xuất đồng hồ sẽ gửi đồng hồ của mình đến đây để có được chứng nhận về độ chính xác.
Nếu một chiếc đồng hồ vượt qua các bài kiểm tra của COSC, nó sẽ nhận được chứng nhận chính thức. Nhiều thương hiệu đồng hồ sẽ có giấy chứng nhận về độ chính xác “chronometer certificate” đi kèm khi bạn mua đồng hồ. Ví dụ như Breitling, nhưng tất nhiên, chứng chỉ này đã được thương hiệu thiết kế để tuân theo thiết kế của thương hiệu, nhưng nó vẫn sẽ bao cồm tất cả số chứng nhận COSC và thông tin chi tiết về loại chứng nhận này.
Chứng nhận COSC hiện tại là bằng chứng cho một bộ máy có độ chính xác cao đã vượt qua một số bài kiểm tra nghiêm ngặt mà viện thực hiện.
Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres đã được thành lập từ năm 1973 cho đến nay, nhưng các bộ máy bắt đầu được kiểm tra độ chính xác từ những năm 1800 ở Thụy Sĩ.
Hơn nữa, chỉ có đồng hồ sản xuất tại Thụy Sĩ mới có được chứng nhận này. Một chiếc đồng hồ được gọi là “Swiss Made”, phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt, một trong số đó có nói “bộ máy đó phải do chính Thụy Sĩ sản xuất, các thử nghiệm cuối cùng được thực hiện ở đó và ít nhất 60% chi phí sản xuất được tạo ra ở Thụy Sĩ. Các quy định cũng nói rằng, giá trị của 50% các thành phần được sản xuất tại Thụy Sĩ”.
Những yêu cầu này được đưa ra vì COSC hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm củng cố niềm tin và uy tín của ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ. Điều này có nghĩa là đồng hồ không được sản xuất ở Thụy Sĩ sẽ không có được chứng nhận này, ví dụ: Đồng hồ sản xuất ở nhật bản, không thể được chứng nhận COSC. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ tốt được sản xuất ở các quốc gia khác, thường có các bài kiểm tra nghiêm ngặt tương tự để chứng minh cho độ chính xác và độ tin cậy của chúng.
Bởi vì chứng nhận COSC có uy tín và danh tiếng trong ngành công nghiệp đồng hồ, nhiều thương hiệu đồng hồ đã đưa thêm dòng văn bản về nó vào mặt số. Trường hợp Rolex, họ đã đưa dòng văn bản “Superlative Chronograph” vào mặt số đồng hồ của họ, bởi đây là chứng nhận đề cập đến chứng nhận COSC. Nó đơn giản là bằng chứng cho thấy các chuyển động có độ chính xác rất ấn tượng đối với một bộ máy cơ học.
COSC chứng nhận cho hơn 1 triệu đồng hồ mỗi năm, nhưng đây vẫn chỉ là một phần nhỏ trong tất cả đồng hồ mà Thụy Sĩ sản xuất, khoảng 6%. Và trong số tất cả đồng hồ cơ Thụy Sĩ được xuất khẩu, có khoảng 21% được chứng nhận COSC.
Rolex là thương hiệu gửi đồng hồ nhiều nhất, theo sau là các thương hiệu lớn khác như Omega, Breitling, TAG Heuer và Panerai. Đồng hồ được sản xuất ở các nước khác dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá riêng của họ, như ở Đức, họ sử dụng tiêu chuẩn DIN 8319 và thử nghiệm ở Sachsen tại đài thiên văn Glashütte. Ở Nhật Bản, họ có xu hướng làm thử nghiệm nội bộ. Mặc dù nghe có vẻ không chính thức, nhưng đồng hồ chronometers của họ thực sự giữ ở một tiêu chuẩn khắt khe hơn một chút.
Đồng hồ Rolex được chứng nhận, và có một vài tài liệu tham khảo không có dòng chữ “Superlative Chronometer Official Certified”, những tài liệu tham khảo này bao gồm các Submariner 14.060 , Submariner 5513, điều này không có nghĩa là đồng hồ của họ đã không vượt qua các bài kiểm tra. Bởi một số mẫu đồng hồ không bao giờ được gửi để thử nghiệm.
Quá trình để một bộ máy được chứng nhận COSC
Các yêu cầu cho một chiếc đồng hồ để vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt của COSC. Mỗi chiếc đồng hồ riêng lẻ sẽ được gửi đến COSC bởi nhà sản xuất nơi nó được thử nghiệm theo cách sau:
Bộ máy được đặt trên một chốt 5 khe, bộ máy được xử lý theo hướng dẫn được cung cấp của thương hiệu và các bộ phận được đặt trong vỏ bọc được kiểm soát nhiệt độ trong 12 giờ ở nhiệt độ chính xác 73,4 ° F (23 ° C). Sau đó, đồng hồ được thử nghiệm liên tục trong 15 ngày. Điều quan trọng nhất, nó được kiểm tra độ chính xác, để đảm bảo nó không bị sai lệch hoặc sai lệch quá nhiều thời gian. Đồng hồ sai lệch thời gian mỗi ngày càng nhiều, chứng tỏ nó kém chính xác và nếu đồng hồ không đáp ứng tiêu chuẩn sai lệch về thời gian theo quy định, nó sẽ không được chứng nhận COSC.
Vào cuối thời hạn 15 ngày, đồng hồ được đánh giá theo 7 tiêu chí khác nhau:
- Average Daily Rate: Đây là sai số trung bình trong mười ngày thử nghiệm đầu tiên. Dấu trừ (-) là chậm, dấu cộng (+) là nhanh. Đối với bộ chuyển động lớn hơn 20mm, sai số sẽ là -4/+6. Những bộ chuyển động lớn hơn 20mm sai số là -5/+8.
- Mean variation in rates: Con số này cho thấy nếu một chiếc đồng hồ có xu hướng chạy nhanh hay chậm bằng cách theo dõi tốc độ của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây đối với movement > 20mm và 3.4 giây đối với movement < 20mm.
- Greatest variation in rates: Thời gian thay đổi cao nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5 giây một ngày đối với movement > 20mm và 7 giây đối với movement < 20mm.
- Different between rates in horizontal and vertical positions: Trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang thì độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây với movement > 20mm và -8 đến +10 giây đối với movement < 20mm.
- Largest variation in rates: Sự khác nhau giữa sai số lớn nhất trong ngày và sai số trung bình trong ngày không vượt quá giá trị 10 giây một ngày với movement > 20mm và 15 giây đối với movement < 20mm.
- Thermal variation: Thử nghiệm tại 8 độ C và 38 độ C và sai số không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày với movement > 20mm và 15 giây đối với movement < 20mm.
- Rate reumption: Sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây với movement > 20mm và 6 giây đối với movement < 20mm.
Nếu một chiếc đồng hồ vượt qua tất cả các tiêu chí này, nó sẽ được trao chứng nhận của COSC.
Hãy nhớ rằng COSC không chỉ đo lường và chứng nhận cho đồng hồ đeo tay cơ học. Viện cũng đo lường và chứng nhận cho đồng hồ bỏ túi, dụng cụ đo thời gian cố định như đồng hồ xe ngựa và cuối cùng là đồng hồ thạch anh.
Các yêu cầu COSC cho đồng hồ thạch anh dựa trên cùng tiêu chuẩn ISO 3159, được họ sử dụng cùng với tiêu chuẩn đo lường đồng hồ đeo tay cơ học. Mỗi chiếc đồng hồ thạch anh cũng phải được áp dụng phương pháp nhiệt bù (thermo compensated), đó là một tính năng cần thiết dành riêng cho bộ máy thạch anh, để có được độ chính xác cao (high-accuracy quartz viết tắt là HAQ). Điều này có nghĩa là bộ máy thạch anh có thể tự động điều chỉnh theo tần số của bộ dao động, theo các điều kiện môi trường xung quanh. Và cuối cùng, nó cũng phải hoàn toàn kín nước để giữ ẩm.
Không giống như đồng hồ cơ, đồng hồ thạch anh được thử nghiệm về độ chính xác trong 13 ngày ở một vị trí. Và nó được thử nghiệm ở 3 nhiệt độ khác nhau và 4 mức độ ẩm khác nhau.
Một điều thú vị kể từ năm 2016 trở đi, COSC không còn công bố con số chính xác của đồng hồ từ thương hiệu đồng hồ mà COSC đã chứng nhận. Sở dĩ có điều này là do yêu cầu từ phía các nhà sản xuất đồng hồ, giúp bọ bảo mật thông tin trước các đối thủ cạnh tranh. Năm 2015 là năm cuối cùng những con số được công bố chính thức và đây là điểm khá thú vị chúng tôi muốn đề cập đến. Trong năm đó, có khoảng 795.716 đồng hồ từ thương hiệu Rolex được chứng nhận, Omega là 511.861 chiếc và Breitling đứng thứ ba với 147.917 chiếc – trong số đó có 28.499 mẫu đồng hồ chạy bằng bộ máy thạch anh. Hơn nữa, Tissot có 96.563 chiếc và Mido 49.962 chiếc, sau đó đến Tudor với 23.003 chiếc, Chopard với 16.107 chiếc, Zenith 6.824 chiếc và Panerai 6.262 chiếc.
Kể từ khi những con số chính thức không còn được tiết lộ, không có cách nào để chúng tôi biết thứ hạng của các nhà sản xuất đồng hồ, cũng như số lượng đồng hồ được chứng nhận từ mỗi thương hiệu.
Đồng hồ chronometer là gì?
Đồng hồ chronometer là một loại đồng hồ cơ cụ thể được thử nghiệm và chứng nhận để đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác nhất định. Ở Thụy Sĩ, chỉ những chiếc đồng hồ được chứng nhận bởi Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres (COSC) mới có thể sử dụng thông tin mô tả chronometer trên chúng. Nói cách khác, tất cả các đồng hồ được chứng nhận bởi COSC là đồng hồ chronometers.
Người ta cũng thường nghe thấy thuật ngữ “certified chronometer”, và bạn có thể cảm thấy bối rối, nó có nghĩa là chiếc đồng hồ được COSC chứng nhận (có nghĩa tương tự như đồng hồ chronometer).
khi bạn thấy COSC Certified, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ này có nghĩa là gì. Đây không chỉ là một thuật ngữ thú vị để phân biệt đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sĩ cũng như giá trị nó mang lại so với phần còn lại trong ngành sản xuất đồng hồ.
Chronograph và Chronometer
Hai thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn, tuy nhiên, chúng chắc chắn không giống nhau.
Đồng hồ Chronometer là đồng hồ được chứng nhận bởi COSC, nhưng đồng hồ bấm giờ Chronograph là một loại đồng hồ công cụ, sử dụng mặt số phụ (sub dial) cho phép đo và hiển thị khoảng thời gian với các nút bấm. Sự khác nhau giữa Chronograph và Chronometer đơn giản chỉ có vậy.
COSC là một tổ chức phi lợi nhuận
Như đã nói ở trên, COSC là một tổ chức phi lợi nhuận, quy mô bao gồm 3 phong thử nghiệm riêng biệt với 60 nhân viên làm việc toàn thời gian và 70 nhân viên phụ trợ. Các phòng thí nghiệm được đặt tại các địa điểm là Biel/Bienne, Saint-Imier, và Le Locle.
COSC là một tổ chức phi lợi nhuận
Trong khi ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ đã có mặt từ nhiều thế kỷ, trong khi chứng nhận COSC còn khá mới, chỉ được thành lập vào năm 1973 bởi một nhóm phi lợi nhuận gồm 5 bang chế tạo đồng hồ của Thụy Sĩ là Bern, Geneva, Neuchâtel, Solothurn và Vaud. Ngày nay, họ có ba phòng thí nghiệm gồm Biel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle sẽ nhận và kiểm tra đồng hồ của các nhà sản xuất gửi đến. khi bắt đầu việc kiểm tra và chứng nhận COSC cho bộ máy đồng hồ chỉ có 200.000 đạt tiêu chuẩn. Hiện tại, con số đó là hơn 1 triệu.
Kết luận
Trong ngành sản xuất đồng hồ, mọi người rất coi trọng chứng nhận COSC. Đồng hồ không được chứng nhận, có thể sẽ không được chính xác giống như đồng hồ được COSC chứng nhận, nhưng điều đó có nghĩa là nhà sản xuất đã vượt lên trên cả việc chứng minh độ tin cậy và độ chính xác của đồng hồ.
Đó chỉ là một chứng nhận để bạn yên tâm khi sử dụng đồng hồ với tư cách là chủ sở hữu nó. Tuy nhiên, nếu đồng hồ của bạn đã được kiểm tra và được COSC chứng nhận, đồng hồ của bạn hoàn toàn có thể hoạt động chính xác trong nhiều năm mà không cần phải lo lắng.