Tourbillon Cơ chế vô dụng nhất trên đồng hồ đeo tay?
Nếu chiếc đồng hồ là một cái bánh ngọt, Tourbillon chắc chắn sẽ là trái cherry nằm trên đỉnh, cơ chế này được yêu thích, được tôn sùng… Nhưng chờ tí, Tourbillon là gì? Và tại sao tôi lại muốn chức năng này?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có hai chiếc đồng hồ của hai thương hiệu rất lâu đời đó là Brequet và Blancpain.
Tác dụng cơ chế Tourbillon
Bánh xe cân bằng là trái tim, giúp giữ nhịp cho bộ máy cơ học, Tuy nhiên, khi nó chuyển qua lại sẽ bị ảnh hưởng bởi trọng lực, thử tưởng tượng bạn buộc một quả bóng nặng ở một đầu dây, và cầm đầu dây còn lại và bạn xoay vòng tròn, sợi dây bị kéo căng do lực ly tâm, quả nặng sẽ di chuyển quanh bạn, Khi bạn xoay đủ nhanh, quả nặng sẽ giữ nguyên ở một độ cao.
Cũng như vậy, nhưng thử tượng tượng cơ thể bạn nằm ngang, quả nặng vẫn quay vòng tròn, nhưng là lên trên, và xuống dưới. Với tác dụng của trọng lực, quả nặng sẽ đi xuống dễ dàng hơn so với đà đi lên, nó sẽ tăng tốc lúc đi xuống, giảm tốc khi đi lên.
Nguyên lý đó cũng được áp dụng lên bánh xe cân bằng, đó cũng là lý do bạn thấy dòng chữ “Adjusted in 6 Positions” được khắc trên bộ máy (Được kiểm tra độ chính xác ở 6 vị trí), một chiếc đồng hồ phải hoạt động chính xác ở mọi vị trí.
Tourbillon là gì?
Vào năm 1795, Nghệ nhân Abraham Louis Brequet đã có một ý tưởng, bánh xe cần bằng có thể “Ở mọi vị trí khi ở một vị trí” hay không? Nếu có thể như vậy, mọi sai số sẽ bị triệt tiêu, đồng hồ sẽ hoạt động đều đặn hơn.
Vào thời điểm đó, đồng hồ bỏ túi là loại đồng hồ phổ biến nhất, và chúng thường được đặt trong túi áo, thường xuyên chịu ảnh hưởng của trọng lực. Theo lời của Brequet: “Tôi đã thành công trong việc triệt tiêu sai số do trọng lực tác động lên bộ đếm nhịp”.
Ông đã chế tạo ra một cơ chế bao bọc toàn bộ thoát, và xoay liên tục giúp bánh xe cân bằng không ở nguyên vị trí, từ đó loại bỏ được tác động của trọng lực. Ông đặt tên cơ chế này là lốc xoáy, tiếng pháp là Tourbillon.
Nguyên lý hoạt động cơ chế Tourbillon
Vậy Brequet đã làm như thế nào? Thực ra cơ chế này dễ quan sát hơn trên chiếc Blancpain, với thiết kế Flying Tourbillon. Nếu Brequet đặt bánh xe cân bằng ở trung tâm, Blancpain lại đặt bộ phận này lệch về một bên, cho phép cơ chế này “bay” phía trên lòng Tourbillon.
Về cơ bản, thiết kế này khiến lồng Tourbillon mở hơn, dễ quan sát hơn, bộ máy thông thường sẽ truyền năng lượng tới bộ thoát, giúp giữ nhịp và không xả hết cót. Còn Tourbillon sẽ truyền năng lượng tới lồng Tourbillon – Là vị trí đặt bộ thoát, lồng tourbillon nằm ở giữa hệ thống bánh trăng và bộ thoát.
Khi lồng tourbillon này quay, bộ thoát cũng quay theo, nếu không có bánh răng cố định phía dưới lồng tourbillon, bộ thoát sẽ không có tác dụng gì. Chúng ta có một bánh răng khác kết nối bộ thoát với bánh răng cố định ở trên, và như thế bộ toàn bộ hệ thống hoạt động. Bánh xe gai đẩy chân kính phiến, truyền lực làm cho bánh xe cân bằng di chuyển, bánh xe cân bằng dao động, đẩy lại chân kính phiến và làm bánh xe gai di chuyển thêm một nhịp, giống như một bộ máy cơ học bình thường vậy.
Tourbillon vô dụng trên đồng hồ đeo tay?
Về mặt ý tưởng, Tourbillon khá đơn giản, nhưng cách thực hiện thì ngược lại hoàn toàn, và bằng cách nào đó, người ta còn đẩy dự phức tạp này lên cao hơn nữa. Ngày nay, chúng ta còn có Tourbillon 2 trục, 3 trục, giúp phân tán trọng lực trong không gian 3 chiều.
Tuy nhiên, Brequet làm ra cơ chế này cho đồng hồ bỏ túi, một vật dụng nằm trong túi áo cả ngày, đồng hồ đeo tay thì di chuyển liên tục, không nằm yên một chỗ, mà kể cả có nằm yên, nó sẽ ở vị trí mặt số hướng lên – ít chịu ảnh hưởng của trọng lực nhất.
Vì vậy, nếu nói về mặt kỹ thuật thị Tourbillon vô dụng trên đồng hồ đeo tay, nhưng nói vậy thì bức tranh Mona Lisa cũng vô dụng. Nếu xét về mặt lý thuyết cơ khí, cơ cấu Tourbillong không khác gì so với tạm vũ trụ Quốc tế.
Tại sao Tourbillon vẫn còn tồn tại? Thực ra, nếu không có cũng chẳng làm sao, nhưng có thêm cơ chế này thì càng tốt. Vậy bạn nghĩ thế nào? Tourbillon có cần thiết hay không? Hãy nói lên suy nghĩ của bạn ở bình luận dưới bài viết này nhé.