Câu chuyện về thương hiệu Tudor – Người anh em ruột thịt của rolex
Giới mộ điệu hẳn đã quen với hình ảnh Rolex và Tudor sát cánh bên nhau tại nhiều thị trường, nhưng câu chuyện về nhà sáng lập và lý do gì khiến ông quyết định cho ra đời hai thương hiệu anh em có lẽ vẫn còn là thắc mắc.
“Người cha đẻ” vốn không nhiều may mắn
Ngài Hans Wilsdorf là một trong những tượng đài đặc biệt của thế giới chế tác, cha đẻ của thương hiệu đồng hồ lớn nhất thế giới hiện nay – Rolex. Tuy nhiên, cuộc đời của ông lại không bắt đầu với nhiều may mắn. Ông vốn sinh ra tại Bavaria nước Đức, trong một gia đình có truyền thống làm thợ sắt chứ không phải người kế thừa bất cứ đế chế đồng hồ nào. Tuổi thơ êm đềm của ông chỉ kéo dài đến năm 12 tuổi rồi phải đối diện với mất mát đầu đời và bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi. Không hạnh phúc trong trại trẻ, ông tập trung vào học tập và đặc biệt yêu thích môn Anh ngữ, và mối nhân duyên bắt đầu từ đây.
Đủ tuổi để rời trại trẻ mồ côi, chàng thanh niên Hans Wilsdorf lên đường tới Thuỵ Sĩ và có công việc đầu tiên trong đời tại một nhà buôn ngọc trai và sau đó là một thương hiệu đồng hồ. Thời đó nước Anh và đồng minh Mỹ là đế chế hưng thịnh về kinh tế, cậu Hans Wilsdorf được thuê vào bởi khả năng tiếng Anh vượt trội của mình. Đây cũng là công việc đầu tiên cho phép cậu tiếp xúc với các cỗ máy đồng hồ và hiểu về tính chính xác của chúng, gieo mầm cho sự nghiệp trọn đời sau này.
Ngài Hans sau đó di cư hẳn tới London nơi ông gặp Davis, người bạn đồng hành đã cùng ông khởi nghiệp với công ty mang tên Wilsdorf & Davis, sở hữu thương hiệu đầu tiên là Rolex năm 1908. Davis sau này trở thành anh vợ của Hans, vợ ông là người thân quan trọng nhất mà ông có sau mất mát đáng buồn của tuổi thơ.
Suốt Thế chiến thứ I, ngài Hans rời xưởng sản xuất về lại Thuỵ Sĩ để tập trung sản xuất những chiếc đồng hồ có tính chính xác cao, trong đó đặc biệt là bộ vỏ Oyster với khả năng chống nước vượt bậc, được các lực lượng chiến đấu, quân đội Hoàng Gia Anh tin cậy sử dụng. Sự thành công của Rolex đã được khẳng định. Tuy nhiên ngài Hans vẫn còn một vấn đề trăn trở, đó là mức giá của Rolex khiến nhiều người yêu thích phong cách này chưa thể sở hữu chiếc đồng hồ họ yêu thích. “Trong những năm gần đây, tôi luôn ấp ủ ý tưởng về việc tạo nên một thương hiệu đồng hồ với mức giá hợp lý nhưng vẫn có được chất lượng và độ bền sánh ngang với những chiếc Rolex. Tôi sẽ đặt tên là Tudor.” – ngài Hans Wilsdorf từng phát biểu.
Năm 1944, một lần nữa ngài Wilsdorf đón nhận sự mất mát lớn khi người vợ thương yêu của ông qua đời. Nỗi buồn này khiến ông trút hết sự quan tâm phần đời còn lại cho công việc, và năm 1946 Tudor chính thức ra đời với mong muốn tạo ra những chiếc đồng hồ có độ chính xác tương tự như Rolex nhưng ở một mức giá có thể chạm tới nhiều người yêu đồng hồ hơn. Ông cũng chuyển toàn bộ công ty thành quỹ Hans Wilsdorf, mọi doanh thu mà hai “người anh em” Rolex và Tudor tạo ra đều được chuyển về đây quản lý như một quỹ từ thiện hỗ trợ các trại trẻ mổ côi trên thế giới cho tới ngày nay, tức là mỗi chủ nhân của những chiếc đồng hồ Rolex và Tudor cũng đều tham gia vào nghĩa cử cao đẹp này thông qua chiếc đồng hồ trên tay họ. Ngài Wilsdorf qua đời vào năm 1960 tại Geneva, ông để lại cho đời hai thương hiệu đồng hồ được yêu thích tiếp tục lớn mạnh thuộc công ty đồng hồ xa xỉ độc lập lớn nhất thế giới.
Tudor – một vương triều Anh Quốc vang bóng một thời
Ngài Hans tuy là người Đức nhưng lại có nhiều nhân duyên với nước Anh, bắt nguồn từ sự yêu thích ngôn ngữ Anh, cho tới người đồng sáng lập công ty và người vợ. Những chiếc đồng hồ của ông cũng được Nữ Hoàng và Quân đội Hoàng Gia Anh trân trọng và sử dụng từ những ngày đầu tiên. Vậy nên khi nghĩ về tên gọi cho thương hiệu thứ hai, ông đã lấy tên Tudor đặt theo một triều đại lâu đời của vương quốc này. Khi còn đang trong quá trình thai nghén xây dựng, logo của Tudor là biểu tượng chiếc khiên đi kèm bông hoa hồng ở trên với các chữ cái ở font Gothic.
Năm 1947, một năm sau sự ra đời chí\nh thức của công ty Tudor Montres SA, hình ảnh chiếc khiên đã được giản lược đi và chỉ có logo bông hoa hồng đi kèm với dòng chữ Tudor. Từ năm 1969 trở đi thì chiếc khiên lại xuất hiện thay thế cho bông hoa hồng. Cho tới nay thì logo chiếc khiên đang là logo chính thức của tất cả các đồng hồ Tudor còn hính ảnh bông hồng được sử dụng ở trên những núm crown.
Từ ‘người em trai của Rolex” cho tới cú phục hưng ở thế kỉ 21
Ban đầu được biết tới với tư cách “người em trai” của Rolex, tuy nhiên điểm mấu chốt mà Tudor chinh phục giới yêu đồng hồ là những chiếc “tool watch” – tức đồng hồ được thiết kế phục vụ một họat động điển hình, ví dụ như thợ lặn chuyên nghiệp hay quân đội. Giữa thập niên 60s và thập niên 80s, hải quân Pháp, đặc nhiệm SEALs của Mỹ và một số nước đều trang bị Tudor Submariners cho lính và chuyên gia lặn quân sự. Vào thời kì này, Tudor sử dụng cỗ máy từ nhà phân phối theo đơn đặt hang riêng còn phần vỏ và dây đeo được sản xuất từ xưởng của Rolex và được đón nhận nhiệt tình. 26 chiếc Tudor Oyster Princes đã được tranng bị cho cuộc thám hiểm khoa học tới Greenland của Hải quân Hoàng gia Anh, được tài trợ bởi Nữ Hoàng Anh và thủ tướng Winston Churchill.
Cũng thời điểm này, Hải quân Pháp là đối tác chiến lược của Tudor trong việc nghiên cứu và phát triển những chiếc đồng hồ lặn khi chính họ thử nghiệm và cho phản hồi về những điểm đạt và chưa đạt khi trong thực địa. Nếu chiếc Tudor Oyster Prince Submariner đầu tiên ra đời với mức kháng nước 100m thì chỉ 4 năm sau tiêu chuẩn này đã được nâng lên 200m. Hải quân Pháp sử dụng Tudor nhiều và rộng rãi, tuy nhiên họ chỉ mua đồng hồ không có dây đeo rồi người lính có thể tuỳ chọn đeo với dây chuyên dụng của quân đội phát hay phát triển theo sở thích cá nhân. Phong trào này đã tạo nên cách chơi dây đồng hồ kéo dài tới tận giữa những năm 80 và cho tới ngày nay.
Tudor bắt đầu cuộc phục hưng đồng thời tái định vị thương hiệu từ năm 2011. Những bộ sưu tập đặc trưng được tái sinh phải kể đến như Tudor Monte Carlo, hay bộ Tudor Heritage Advisor với chức năng báo thức gồm và đặc biệt là điểm nhấn Tudor Heritage Black Bay – hiện thân của những chiếc đồng hồ lặn Submariner trứ danh, rồi dòng Pelagos kháng nước ở độ sâu ấn tượng 500m. Với bề dày lịch sử và những chi tiết độc đáo mang tinh thần Tudor nhất, Heritage Black Bay của Tudor đã giành giải “Revival” trong sự kiện Grand Prix d’Horlogerie de Genève 2013 và sản phẩm Pelagos cũng giành giải “Sport Watch” vào năm 2015.
Năm 2014, Tudor đã mở rộng bộ sưu tập Heritage của mình với dòng Ranger với cảm hứng quân đội và dòng “dress watches” cũng là bước đi mới bên cạnh “tool watches”. Cuộc khám phá tới vùng đất Greenland của hải quân hoàng gia Anh (1952) cũng được Tudor tri ân bởi mẫu North Flag vào năm 2015. Đây cũng là mẫu đồng hồ đầu tiên của Tudor được trang bị bộ máy in-house, cỗ máy MT5621 và kế đó trong 2 năm 2016 và 2017, những mẫu đồng hồ thể thao và dòng Black Bay của Tudor lần lượt được chuyển sang những bộ máy sản xuất khép kín, hoàn toàn đạt được ý nguyện về định vị của Tudor mà cha đẻ Hans Wilsdorf đã đề ra ban đầu.
Ngay từ ban đầu nguyên lý của Tudor luôn trung thành với các dự án thử thách độ bền bỉ, mạnh mẽ của đồng hồ trong môi trường khắc nghiệt. Năm 1953, một người thợ mỏ than đeo chiếc Tudor trong suốt 252 giờ làm việc tại mỏ sâu. Tiếp đó những chiếc Tudor được kiểm chứng về khả năng chịu sự rung động từ máy khoan khí nén của các thợ cắt đá trong suốt 3 tháng. Một tay đua xe phân khối lớn đã đeo chiếc Tudor suốt chặng đua 1000 dặm. Những cá nhân mà Tudor trước đây lựa chọn để đưa vào những chiến dịch thử nghiệm này tuy không phải là người nổi tiếng nhưng lại là chuyên gia trong các lĩnh vực của họ, nhấn mạnh công năng mà những chiếc đồng hồ Tudor muốn chinh phục.
Về sau Tudor có bổ sung them thông điệp “Engineered for elegance” bên cạnh “Designed for performance”, tức công năng không có nghĩa là thô kệch và Tudor cũng trú trọng tới sự tinh tế trong thiết kế. Cuối cùng gần đây nhất là chiến dịch “Born To Dare” khởi động vào năm 2017, với sự tham gia của David Beckham, Lady Gaga và sự hợp tác với đội rugby All Black của New Zealand và đội trưởng Beauden Barrett, một tinh thần thời thượng mà không nhiều nhãn đồng hồ có di sản dám cập nhật.
Tudor và cuộc chơi cùng dây vải
Cách đeo đồng hồ với dây vải được khởi xướng bởi lực lượng NATO hồi giữa thế kỉ 20 thay cho dây da và dây kim loại vì độ cơ động và tính tuỳ biến cao. Ngày nay các bộ dây vải đồng hồ như vậy được người chơi gọi tắt là dây NATO, thực chất được Bộ Quốc Phòng Anh ra mắt năm 1973. Để sử dụng trong quân đội được những bộ dây này phải đảm bảo sự chắc chắn, dẻo dai và an toàn. Các thợ lặn trong quân đội tất nhiên sử dụng loại dây này vì dây ra rất kỵ nước còn dây kim loại thì quá mất thời gian trong hiệu chỉnh kích cỡ để dễ bề mặc với các bộ đồ lặn.
Ban đầu dây NATO chỉ có bề rộng 20mm và chỉ có một màu duy nhất là ghi xám. Tuy nhiên do sự phổ biến ngày càng tang, các trung đoàn của Anh bắt đầu sản xuất nhiều màu sắc đặc trưng cho đơn vị mình. Các binh sĩ sau đó được quyền tuỳ biến dây của mình, vô tình tạo nên thú chơi dây đồng hồ mà như chúng ta thấy ngày nay. Với sự phục sinh của mẫu Tudor Heritage Chrono vào năm 2010, Tudor tặng chủ nhân thêm một bộ dây vải đi kèm với dây thép, càng khẳng định thú chơi đặc biệt này. Những bộ dây vải của Tudor được dệt bởi một nhà sản xuất lâu đời tên Julien Faure có nhà máy tại St.Etienne, vốn là thủ phủ của nghề dệt lụa tại Pháp vào thế ký 15. Nhà sản xuất này cũng chính là đối tác của những thương hiệu nổi tiếng trong giới thời trang cao cấp, một trong số đó có cả Channel, Dior và Louboutin.
S&SKnightsbridge tự hào là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm của thương hiệu TUDOR tại Việt Nam. Quý khách có thể tham khảo các mẫu của thương hiệu TUDOR tại: