Nghệ thuật chế tác cỗ máy thời gian xuyên thấu

Back to Posts
Richard_Mille_RM_53-01_Tourbillon_Pablo_Mac_Donough

Nghệ thuật chế tác cỗ máy thời gian xuyên thấu

Xuyên suốt lịch sử chế tác đồng hồ, những cỗ máy skeleton – hay còn gọi là thiết kế lộ cơ – luôn là sự giao thoa giữa nghệ thuật thủ công mỹ nghệ và kỹ thuật cơ học bậc thầy, đưa những chiếc đồng hồ đeo tay trở thành những kiệt tác nghệ thuật kiến trúc tí hon.

6 thương hiệu sản xuất đồng hồ lấy cảm hứng từ kiến trúc

Được biết với tên gọi khác là “openworked”, nghệ thuật cơ học này từng được coi là một trong những thử thách lớn nhất trong ngành chế tác đồng hồ truyền thống. Để đạt được vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng, các nghệ nhân cần phải sử dụng những kỹ thuật trạm khắc thủ công (như kĩ thuật khắc chìm, khắc nổi, hay điêu khắc) để thay thế những bộ phận bất động trong bộ chuyển động, bao gồm cả tấm đĩa đêm (Main-plate) hay cầu Barrel.

Ngày nay, những chiếc đồng hồ skeleton được tạo ra dưới sự trợ giúp của công nghệ tin học CAD-CAM tiên tiến, nhờ đó các thương hiệu có thể đưa ra những thiết kế mà dường như không thể thực hiện đươc bằng cách thủ công. Không chỉ có vậy, sự bổ sung của những vật liệu siêu nhẹ, siêu bền mới như titanium hay sợi carbon đã mở ra một kỉ nguyên hoàn toàn mới trong ngành chế tác đồng hồ, thời đại mà ngay cả những chi tiết bé nhỏ cũng có thể chịu đựng được cả những điều kiện khắc nghiệt nhất. Hãy cùng điểm qua một vài những tuyệt tác đồng hồ skeleton đã làm nên tên tuổi trong giới sưu tập tinh hoa nhờ những vật liệu và kỹ thuật chế tác đương đại ấn tượng.

Jaquet Droz Grande Seconde Skelet-One

Jaquet_Droz_Grande_Seconde_Skelet-OneThoáng nhìn, chiếc đồng hồ này mang thiết kế tương đồng với những cỗ mãy skeleton truyền thống. Tuy nhiên, qua vài lần chiêm ngưỡng kĩ càng, người xem sẽ bị mê hoặc bởi mức độ hoàn thiện mượt mà, hấp dẫn và sự ứng dụng ấn tượng của những chất liệu đương đại. Hình dáng số “8” – vẻ đẹp kinh điển của những thiết kế Grande Seconde – vẫn là linh hồn trên thiết kế lộ cơ này.

Chiếc kim giây lớn được đặt chính giữa một mặt số phụ được làm từ Sapphire, hé lộ chuyển động nhịp nhàng của bộ máy Jaquet Droz Caliber 2663 SQ hữu hình trên nhiều lớp cơ học nối tiếp. Được thiết kế hoàn toàn xuyên thấu nên bộ máy đồng hồ với barrel đôi này có thể khoe trọn vẻ đẹp đương đại của mình.

Jaquet_Droz_Grande_Seconde_Skelet-One_1Những chi tiết bên trong bộ máy được làm rỗng và hoàn thiện phủ màu đen. Bộ chuyển động mang 1 lò xo cân bằng và pallet horn bằng chất liệu silicon – 1 chất liệu đang là xu hướng mới trong thiết kế các cỗ máy đồng hồ đỉnh cao nhờ tính chất vừa không gỉ, vừa không nhạy cảm với từ trường hay những sự thay đổi nhiệt khắc nghiệt và sức ép của môi trường. Rotor bằng vàng cũng được đục rỗng và được đánh số thứ tự trên bề mặt. Hoạt động ở tần số 28,800 rung động/giờ (4Hz), mẫu đồng hồ này sở hữu năng lượng dự trữ lên tới 68 tiếng.

Richard Mille RM 53-01 Tourbillon Pablo Mac Donough

Richard_Mille_RM_53-01_Tourbillon_Pablo_Mac_Donough_1Polo có lẽ là môn thể thao nguy hiểm nhất thế giới, bởi chỉ một cú ngoặt bất thường của ngựa, hay một cú vụt gậy sơ sẩy của người chơi là có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Trước thử thách thể thao mạo hiểm này, Richard Mille đã bắt tay với huyền thoại Polo Mac Donough để tạo ra chiếc đồng hồ có thể chịu đựng được những cú vụt hung bạo trong “Môn thể thao của những vị vua”.

Điều này càng khó hơn nữa khi bài toán đặt ra là một chiếc đồng hồ skeleton tích hợp bộ chuyển động Tourbillon. Trong hàng loạt những sáng kiến vượt trội được các nghệ nhân Richard Mille nghiên cứu cho chiếc đồng hồ này, nổi bật nhất là cấu trúc bộ chuyển động RM 53-01 caliber được treo bằng hệ thống dây cáp để hấp thụ chấn động.

Richard_Mille_RM_53-01_Tourbillon_Pablo_Mac_DonoughThiết kế bộ máy sử dụng 2 đĩa đệm riêng biệt, Tấm thứ nhất, đĩa đệm “ngoại vi” – gắn cố định vào vỏ máy và hỗ trợ các cơ chế điều khiển sức căng. Tấm thứ hai, đĩa đệm “trung tâm”, được nối với phần ngoại vi nhờ các cáp treo và chứa những bánh răng chính cũng như hệ thống lên cót.

Đĩa đệm trung tâm nằm như một con nhện giữa mạng lưới của nó, trên hai sợi cáp đường kính 0.27 mm. Những sợi cáp này phác nên một cấu trúc 3D qua cách chúng được sắp xếp trên 10 ròng rọc và neo lại bằng 4 bộ điều khiển độ căng.

Người thợ chế tác chịu trách nhiệm cho phần việc này sẽ điều chỉnh bằng cách vặn con ốc spline ở trung tâm mỗi bộ căng dây. Để đảm bảo lực căng được chia đều, hệ thống ròng rọc luôn phải cân bằng được toàn bộ máy. Thiết kế lơ lửng, cùng ứng dụng của Titanium cấp 5 (vào bộ đôi đĩa đệm và cầu nối) góp phần tăng độ cứng, đồng thời đảm bảo hoạt động trơn tru của bánh rang và bảo vệ chống sốc tối ưu.

Girard-Perregaux Neo Tourbillon Skeleton Ba Cầu

Girard-Perregaux_Neo_Tourbillon_SkeletonNằm gọn trong lớp vỏ 45mm Titanium của tuyệt tác này là những cầu cơ học tròn căng ngang siêu mỏng phủ PVD đen, với những đường lượn và cut-out tạo thành hiệu ứng thị giác đẹp mắt, đồng thời gia cố cho cấu trúc cơ học mỏng tới kinh ngạc.

Girard-Perregaux_Neo_Tourbillon_Skeleton_1Bộ chuyển động skeleton Caliber 9400 trình diễn bộ hiện thị giờ, phút và bộ điểm giây nhỏ nằm ngay trên bộ chuyển động Tourbillon, được làm từ titanium và có khả năng dự trữ năng lượng lên tới 60 giờ. Đây là phiên bản được thiết kế theo hướng đương đại của một trong những mẫu đồng hồ mang tính biểu tượng của Girad-Perregaux.

Roger Dubuis Excalibur Aventador S Blue

Roger_Dubuis_Excalibur_Aventador_S_BlueCó quá nhiều thứ để ca ngợi về siêu phẩm hợp tác giữa Roger Dubuis và Lamborghini Squadra Corse này. Lấy cảm hứng từ chiếc Lamborghini Aventador S nổi tiếng, tuyệt tác đồng hồ này sử dụng concept Duotor (balance wheels kép) để cải tiến cho mộ chuyển động RD103SQ lên cót tay với được cấu tạo từ 312 bộ phận khác nhau.

Roger_Dubuis_Excalibur_Aventador_S_Blue_1Bộ chuyển động skeleton này được sắp xếp tương tự như bộ máy của siêu xe Aventador S, điều chỉnh bởi hai lò xo cân bằng nằm nghiêng và sở hữu cơ chế Deadbeat seconds – một tính năng phức tạp dành cho những người thực sự đam mê đồng hồ.

Vỏ đồng hồ của mẫu đồng hồ đặc biệt này sở hữu đường kính 45mm, tuy nhiên nhờ bộ khung chế tác từ sợi carbon C-SMC, loại vật liệu được dùng để chế tạo nên chính những chiếc Lamborghini, mang lại cảm giác rất nhẹ trên cổ tay. Trọng lượng của chiếc đồng hồ lại càng được tinh giảm thông qua việc đục rỗng phần tai đồng hồ.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Back to Posts