Oyster Perpetual Movement: Bộ máy biểu tượng của Rolex
Một chiếc đồng hồ cơ không chỉ được ngưỡng mộ bởi vẻ bên ngoài của nó, mà còn bộ máy bên trong điều khiển mọi chuyển động. Một cái nhìn trực quan bên trong đồng hồ Rolex Oyster, sẽ cho bạn một cái nhìn thoáng qua về bộ máy “Oyster Perpetual Movement“. Nó là một chiếc đồng hồ cơ lên dây cót tự động, được thiết kế và sản xuất bởi các bậc thầy chế tạo đồng hồ tại Rolex.
Được chứng nhận là đồng hồ Chronometer bởi viện nghiên cứu kiểm tra đồng hồ do Thụy Sĩ sản xuất, có độ chính xác cao, thuật ngữ chuyên nghành gọi là chứng nhận COSC. Bộ máy Oyster Perpetual được xem xét kỹ lưỡng một lần nữa tại phòng thí nghiệm của Rolex, nơi bộ máy được kiểm tra độ chính xác tối ưu, khả năng chống nước, khả năng tự lên dây cót và dự trữ năng lượng, bộ máy được đặt trong vỏ Oyster để thử nghiệm.
Các thử nghiệm bên trong và bên ngoài, sau khi hoàn thành sẽ được Rolex chứng nhận lại với tên gọi Super Superative Chronometer. Với chứng nhận này, bộ máy Oyster Perpetual sẽ có độ chính xác gấp 2 lần so với chứng nhận COSC, khi sai lệch thời gian cho phép trong khoảng +2/-2 giây/ngày.
Đồng hồ đeo tay được trang bị bộ máy Oyster Perpetual đề cập đến chiếc đồng hồ chạy bằng năng lượng, tự động lên dây cót khi người đeo chuyển đổng cổ tay, thay vì phải lên dây cót bằng tay. Được phát minh bởi Rolex vào năm 1931, với một Rotor vĩnh cửu gắn trên bộ máy điều khiển khả năng này. Cơ chế hoạt động đó là khi cổ tay người dùng hoạt động, rotor sẽ quay qua quay lại, giúp quấn chặt dây cót (mainspring), từ đó cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động cho bộ máy. Đồng hồ tự động tồn tại được đến ngày nay là do sự khéo léo và sáng tạo của Rolex, cũng như ngành sản suất chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ.
Mặt khác, độ chính xác của đồng hồ phụ thuộc vào tính nhất quán của bộ dao động của nó, bao gồm một sợi tóc (hairspring) và một bánh xe cân bằng (balance wheel). Bộ dao động càng ổn định thì đồng hồ càng chạy chính xác về thời gian, vì vậy Rolex đã cố gắng tìm ra những cách mới để tăng cường các thành phần của cơ chế này.
Kết quả của năm năm nghiên cứu và phát triển, đến năm 2005 Rolex đã tạo ra một sợi tóc ưu việt hơn so với sợi tóc truyền thống, đó là dây tóc Blue Parachrom được cấp bằng sáng chế bởi Rolex – Đây là một loại lò xo có khả năng chống từ trường và có khả năng chống sốc cao hơn gấp 10 lần so với bình thường. Cuối năm 2005, Rolex đã giới thiệu hệ thống hệ thống chống sốc Paraflex được cấp bằng sáng chế – một bộ giảm sóc nhỏ nhưng mạnh mẽ, giúp cải thiện khả năng chống sốc trên đồng hồ Rolex lên đến 50%.
Tại Baselworld 2015, một số mẫu đồng hồ Rolex đã được trang bị bộ máy Oyster Perpetual thế hệ mới, đó là bộ máy Rolex Calibre 3255. Với những cải tiến trên 90% các thành phần của nó, bộ chuyển động mang lại độ chính xác tối ưu và dự trữ năng lượng tăng lên. Nổi bật trong bộ máy mới này là bộ thoát Chronergy được cấp bằng sáng chế của Rolex – Một phiên bản tiên tiến của bộ thoát đòn bẩy truyền thống của Thụy Sĩ, được tìm thấy trên đồng hồ cơ.
Theo Rolex, việc sửa đổi cấu trúc thiết kế của bộ thoát giúp tăng 15% hiểu quản trong việc tạo ra nhiều hơn nguồn dự trữ năng lượng, cộng với việc chế tạo từ nickel-phosphorus giúp nó chống lại từ trường. Trang bị trên mẫu Rolex Day-Date 40 mới, bộ máy Calibre 3255 đã tiếp tục xuất hiện trên một số phiên bản khác nhau của Rolex trong vài năm qua.
Lịch sử lừng lẫy của Bộ máy “Rolex oyster perpetual movement” là nguồn cảm hứng cho các nhà sản xuất đồng hồ Rolex, họ liên tục vượt qua các giới hạn để cho ra những bộ máy xuất sắc nhất, tốt nhất. Tinh thần đổi mới không ngừng, đã tuyền cảm hứng vào trái tim của Rolex, không những tôi mà tất cả người chơi đều mong muốn có nhiều đột phá công nghệ hơn nữa từ Rolex trong tương lai.