Thuật ngữ viết tắt các nhà sưu tầm đồng hồ nên biết

Back to Posts
Thuật ngữ viết tắt các nhà sưu tầm đồng hồ nên biết

Thuật ngữ viết tắt các nhà sưu tầm đồng hồ nên biết

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các thuật ngữ (điều khoản) đồng hồ khác nhau mà mọi nhà sưu tập đồng hồ đều nên biết, bạn tìm đến Thumuadonghohieu.com là bạn đã tìm đúng nơi để tìm hiểu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ mà người mua và người bán đồng hồ sử dụng thường xuyên. Tôi không muốn bạn giống như tôi, đã có một thời gian khó khăn để tìm hiểu ý nghĩa của AD. Tôi là một trong những người không biết gì về chữ viết tắt đại lý ủy quyền (Authorized Dealer). Chính vì thế đừng bao giờ nản lòng, hãy cố gắng tìm hiểu bất cứ gì bạn muốn, đặc biệt là chủ đề bạn rất đam mê.

Nếu bạn đang có kế hoạch bán hoặc mua một chiếc đồng hồ xa xỉ trên thị trường đồng hồ trực tuyến, bạn có thể thấy một số điều khoản này. Khi tôi bắt đầu thu mua đồng hồ cũ và bán đồng hồ cũ trực tuyến, tôi đã phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng những điều khoản đó có nghĩa là gì.

Khi bạn tham gia các diễn đàn đồng hồ trực tuyến, bạn có thể bắt gặp những bài viết với tiêu đề có những từ viết tắt ngắn gọn chẳng hạn như:

FS: Omega Seamaster Spectre Full Set (Đầy đủ hộ, sổ, thẻ, và giấy tờ liên quan), điều đó chỉ ra rằng đồng hồ cụ thể là ĐỂ BÁN (FOR SALE).

Thuật ngữ viết tắt các điều khoản điều khoản Mua và Bán đồng hồ

FS = For Sale (Cần bán)
MSRP= Manufacturer’s Suggested Retail Price (Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất)
WTS= Want To Sell (Muốn bán)
WTB= Want To Buy (Muốn mua)
WTT= Want To Trade (Muốn giao dịch)
BUMP= Bring Up My Post (Đi đến bài viết của tôi)
Ttt= To The Top (Lên đầu)
OHPF= On Hold Pending Funds (Thanh toán đang chờ xử lý)
LE = Limited Edition (Phiên bản giới hạn)

Khi mua đồng hồ trực tuyến, bạn nên biết tình trạng của chiếc đồng hồ đó trước khi mua. Những thuật ngữ đồng hồ này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Cần lưu ý rằng, không phải mọi người bán đều mô tả đúng tình trạng chiếc đồng hồ mà hò đang bán. Khách hàng của tôi phàn nàn rằng, họ đã mua một chiếc đồng hồ ở nơi khác, được mô tả rất tốt, nhưng khi sử dụng nó không được như mô tả. Điều quan trọng là bạn phải yêu cầu thêm hình ảnh, hay video để xem xét và đánh giá lại một cách nghiêm túc, trước khi bạn mua nó hay không.

Thuật ngữ viết tắt tình trạng của đồng hồ

  • NOS= New Old Stock (Đồng hồ tồn kho, chưa qua sử dụng)
  • BNIB= Brand New In Box (Thương hiệu mới trong hộp “Mẫu chưa có sẵn từ các nhà sản xuất”)
  • LNIB= Like New In Box (Một chiếc đồng hồ thuộc sở hữu trước đang ở trạng thái Hoàn hảo. Đồng hồ có hộp giấy hoàn chỉnh)
  • Mint = Một chiếc đồng hồ đã qua sử dụng gần như mới, chưa bị hao mòn.
    Near Mint= Đồng hồ có những dấu hiệu đã đeo khiến cho bezel, vỏ hay dây đeo bị hao mòn ít, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Excellent= Đồng hồ đã qua sử dụng, có những vết xước nhẹ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, so với đồng hồ mới không khác là bao.
  • Very Good= Đồng hồ không có dấu hiệu hao mòn hay vết xước nào, gần như là hoàn hảo.
  • Fair= Bạn có thể nói tình trạng đồng hồ đã qua sử dụng tốt. Dây đeo có thể có dấu hiệu bị mòn và bạn có thể cần phải điều chỉnh chúng.
  • Poor= Đồng hồ xuất hiện những vết xước sâu, bộ máy hoạt động không chuẩn xác, cần phải bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
  • Scrap /Parts = Mọi bộ phần đều rất tốt.
  • Full Set = Đầy đủ hộp ban đầu, Thẻ bảo hành, sách hướng dẫn và các giấy tờ liên quan khác như khi mua từ đại lý được ủy quyền.

Có rất nhiều thương hiệu đồng hồ tuyệt vời; tuy nhiên, một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu hầu như ai cũng muốn sở hữu là OMEGA, Rolex và Audemar Piquet, Patek Phillipe, vv.

Thuật ngữ viết tắt của Omega

Đồng hồ lặn Omega

  • AT= Aqua Terra
  • BA= Broad Arrow
  • DSOM= Dark Side of the Moon
  • FOIS= First Omega in Space
  • PO= Planet Ocean
  • PO LM= Planet Ocean Liquidmetal
  • SMP= Seamaster Professional
  • Speedy= Omega Speedmaster

Thuật ngữ viết tắt của Rolex

Rolex Daytona

  • DJ= Datejust
  • DJII= Datejust II
  • DRSD= Double Red Sea-Dweller
  • DSSD= Deep Sea Sea-Dweller
  • Exp= Rolex Explorer
  • SD= Seadweller
  • Sub= Submariner
  • SubC= Submariner ceramic bezel
  • SubND= Submariner No Date
  • OP = Oyster Perpetual
  • JUB = Jubilee Bracelet

Thuật ngữ viết tắt của Audemars Piquet

Audemars Piguet Royal Oak Offshore Chronograph

  • RO= Royal Oak
  • ROO= Royal Oak Offshore

Thuật ngữ viết tắt của các thương hiệu đồng hồ

Bạn có thể quen thuộc với nhiều thương hiệu đồng hồ được liệt kê dưới đây. Nếu bạn quan tâm đến Thương hiệu đồng hồ trên toàn thế giới, có thể xem lại thuật ngữ viết tắt của họ.

  • ALSA=Lange & Söhne
  • A&S= Arnold and Son
  • AP= Audemars Piquet
  • B&M= Baume & Mercier
  • BP= Blancpain
  • FC= Frederique Constant
  • GG= Gerald Genta
  • GO= Glashutte Original
  • GP= Girard-Perregaux
  • IWC Schaffhausen = International Watch Company
  • JLC= Jaeger-LeCoultre
  • MB= Mont Blanc
  • ML= Maurice Lacroix
  • PAM= Officine Panerai
  • PP= Patek Philippe
  • UN= Ulysse Nardin
  • VC= Vacheron Constantin

Thuật ngữ viết tắt vật liệu và tài liệu đồng hồ

Bây giờ bạn đã quen với một số thuật ngữ quan trọng và đã đến lúc tìm hiểu thêm về bộ phận đồng hồ, vật liệu, vv và các từ viết tắt thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất đồng hồ.

  • AR = Anti-reflective coating (Lớp phủ chống phản chiếu)
  • BAR = Pressure/Depth rating (Đánh giá Áp suất / Độ sâu)
  • BPH = Beats per hour ie. 28.800 bph, 36.000 bph (Dao động mỗi giờ tức là. 28.800 bph, 36.000 bph)
  • Cal = Calibre (Bộ máy)
  • COSC = Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres” (Chứng nhận đồng hồ hoạt động chính xác bởi COSC của Thụy Sỹ)
  • HEV = Helium Escape Valve (Van thoát khí Heli)
  • MOP = Mother Of Pearl (Ngọc trai)
  • OEM = Original Equipment Manufacturer (Nhà sản xuất thiết bị gốc)
  • Serti dial = mặt đồng hồ được khảm bằng đá quý
  • SL / L = Vật liệu phát sáng Super Luminova, Luminova
  • T<25 = Mặt số có cọc số và kim sử dụng vật liệu tritium (Độ phóng xạ tritium nhỏ hơn 25 triệu)
  • PM = Precious Metal (Kim loại quý)
  • PT = Platinum (Vạch kim)
  • RG = Rose Gold (Vàng hồng)
  • SS= Stainless Steel (Thép không gỉ)
  • Ti = Titanium (Titan)
  • WG = White Gold (Vàng trắng)
  • YG = Yellow Gold (Vàng)

Hy vọng những giải thích ở trên về đồng hồ sẽ giúp bạn làm quen với các thuật ngữ đồng hồ cơ bản mà mọi nhà sưu tập đồng hồ đều nên biết.

Bài viết được biên soạn bởi Mr.Hùng, chủ cửa hàng đồng hồ Lương Gia. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này.

Xin cảm ơn!

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 2

Your page rank:

Share this post

Leave a Reply

Back to Posts