Vật liệu dạ quang trên mặt đồng hồ khác nhau thế nào?

Back to Posts
Rolex GMT-Master

Vật liệu dạ quang trên mặt đồng hồ khác nhau thế nào?

Đã bao giờ bạn nhận thấy một sự khác biệt giữa các chỉ định nằm ở dưới cùng của mặt số đồng hồ? Thi thoảng họ ghi “Swiss T<25” hoặc “T Swiss T” dưới cột mốc vị trí 6 giờ. Vậy những thông số khác nhau này có ý nghĩa gì? Thumuadonghohieu.com sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn ngay lập tức.

Đồng hồ đã được tạo ra bởi một loại vật liệu phát quang từ những năm 1900, giúp chúng dễ đọc hơn trong môi trường ánh sáng yếu. Người đeo đồng hồ cũng dễ dàng xem được thời gian khi ở trong bóng tối nhờ đặc tính phát quang bao phủ ở điểm chỉ giờ và kim. Thế nhưng, vật liệu phát quang là chất phóng xạ, và do đó có thể gây hại cho người đeo khi tiếp xúc với nó. Do đó, đồng hồ sử dụng lớp phủ phát quang trên điểm chỉ giờ, kim phải được điều chỉnh để đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể, đảm bảo rằng người đeo những chiếc đồng hồ này sẽ được tiếp xúc với một lượng phóng xạ an toàn.

Cảnh báo: các vật liệu phát quang

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, và trong quá khứ, các nhà chế tác đồng hồ đã gặp rất nhiều khó khăn, bởi việc tiếp xúc với một lượng lớn các vật liệu này có thể gây chết người.

Panerai Radiomir
Panerai Radiomir có chứa chất phóng xạ cao

Panerai lần đầu tiên phát triển một quy trình tạo ra vật liệu phát sáng vào năm 1915 với việc sử dụng chất Radium có độc tính cao. Có khả năng Guido Panerai không biết khi tiếp xúc với vật liệu này sẽ nguy hiểm như thế nào. Và thật không may, nhiều người thợ ở thời đại này đã chết vì tiếp xúc với chúng quá nhiều.

Sau khi radium được tiết lộ là một chất cực độc, các nhà sản xuất đồng hồ đã chuyển sang tritium, cũng là một chất có khả năng phát quang, để giúp cho đồng hồ của họ phát sáng.

Ngày nay, vật liệu Superluminova có khả năng phát quang và rất an toàn với sức khỏe, nó đã được sử dụng rộng rãi ở trên mặt số đồng hồ, giúp tăng khả năng dễ đọc ở mọi lúc.

Rolex GMT-Master
Mặt số Rolex GMT-Master hiển thị thông số chứa chất phóng xạ tritium

Việc sử dụng radium hiện nay đã không còn được sử dụng trong ngành chế tạo đồng hồ, và nó đã được thay thế bằng các lựa chọn an toàn hơn. Vật liệu phát quang vẫn được sử dụng, nhưng thường được dành riêng cho các thiết bị chuyên nghiệp và được quy định chặt chẽ bởi tiêu chuẩn ISO 3157, trên hai vật liệu phóng xạ là tritium và promethium. Việc sử dụng các loại vật liệu này, bắt buộc các nhà chế tác đồng hồ phải đánh dấu chỉ định trên mặt số của đồng hồ.

Vậy sự khác biệt là gì?

T:

Rolex submariner
Đồng hồ Rolex “Milsub” Submariner chứa phóng xạ tritium

Chữ “T” trên mặt số đồng hồ cho biết đồng hồ có sử dụng chất phóng xạ tritium

Swiss-T <25:

Rolex Explorer II
Rolex Explorer II Ref. 16570 ghi thông số Swiss-T <25

Thông số này có nghĩa là đồng hồ của Thụy Sĩ và có chứa một lượng tritium phát ra dưới 25 mCi.

T Swiss Made T:

Rolex Day-Date
Rolex Day-Date cổ điển chứa phóng xạ T Swiss Made T

Chỉ định này một lần nữa cho thấy đây là đồng hồ của Thụy Sĩ, nhưng thay vào đó nó có chứa một lượng chất phóng xạ tritium phát ra dưới 7,5 mCi.

L Swiss Made L:

Panerai Luminor PAM00561
Panerai Luminor PAM00561 chứa vật liệu phóng xạ lume với tham thông số L Swiss Made L

Khi bạn nhìn thấy ký hiệu “L Swiss Made L” trên mặt số đồng hồ, bạn có thể chắc chắn rằng đây là đồng hồ của Thụy Sĩ có chứa vật liệu phát quang lume.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Comments (2)

  • Lưu Thanh Nghị

    Tôi muốn bán 1 chiếc đồng hồ Audemars Piguet năm sản xuất 2018, phiên bản giới hạn 50 chiếc. Mặt màu tím, vỏ và quai là vàng trắng. Tình trạng còn mới trên 90%, còn nguyên hộp và thẻ bảo hành quốc tế. Giá thời điểm mua $120000.

    21/08/2019 at 01:33
    • Hùng Lương

      Anh vui lòng gửi hình ảnh qua Zalo/Messenger, hoặc trực tiếp qua cửa hàng thu mua đồng hồ Lương Gia để bên em xem anh nhé.

      22/08/2019 at 02:46

Leave a Reply

Back to Posts