Sự phát triển vật liệu sử dụng làm khung Bezel trên đồng hồ

Back to Posts
Sự phát triển vật liệu sử dụng làm khung Bezel trên đồng hồ

Sự phát triển vật liệu sử dụng làm khung Bezel trên đồng hồ

Thay đổi tùy chọn vật liệu Bezel trong ngành công nghiệp đồng hồ

Những tiến bộ trong công nghệ chắc chắn đã thúc đẩy sự tiện bộ trong ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ hiện đại. Những khám phá mới này giúp cải thiện chức năng và thiết kế trên đồng hồ đeo tay. Trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt, đã có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng và tạo ra các vật liệu mới. Có những nghiên cứu và phát triển dành riêng cho việc tạo ra loại vật liệu mới được sử dụng trên đồng hồ, từ trong ra ngoài. Một lĩnh vực được quan tâm đó là loại vật liệu dùng cho khung bezel.

Rolex Datejust 16233 với vành Bezel vàng 18k

Trong nhiều năm, kim loại là vật liệu duy nhất được sử dụng cho khung bezel. Trong những ngày đầu của ngành chế tạo đồng hồ, khi đồng hồ hầu như chỉ được làm bằng kim loại quý, đây được xem là chi tiết nổi bật nhất. Sau đó, vào những năm 1970, thép không gỉ trở thành vật liệu phổ biến nhất để làm viêng bezel, tiếp theo là nhôm. Gần đây, gốm đã trở thành một vật liệu cực kỳ phổ biến được sử dụng trong ngành chế tạo đồng hồ. Mặc dù nó vẫn chưa thể so sánh với thép, nhưng mặt số được làm bằng gốm trở nên ngày càng phổ biến trên đồng hồ hiện đại. Sau đó, có những thương hiệu như Rolex làm cho vai trò của gốm sứ lên một tầm cao mới. Họ đã phát triển hợp kim gốm được cấp bằng sáng chế riêng của mình, và được gọi là Cerachrom sử dụng trên khung bezel của một số mẫu đồng hồ hiện nay.

Rolex Pepsi GMT-Master II khung bezel gốm

So sánh khung bezel thép không gỉ và nhôm

Mặc dù những tiến bộ mới nhất về vật liệu cho khung bezel, thép không gỉ vẫn tiếp tục là lựa chọn phổ biến nhất của các nhà sản xuất đồng hồ. Điều làm cho thép không gỉ là một lựa chọn đáng tin cậy và được thử nghiệm theo thời gian với độ bền của nó. Thép không gỉ là vật liệu lý tưởng sử dụng trên đồng hồ. Ngoài ra nó cũng tạo ra cái nhìn hợp lý cho đồng hồ. Nó phù hợp với đồng hồ làm bằng thép, vàng trắng hoặc hai tông màu. Nhược điểm duy nhất của thép là trọng lượng, dễ bị mạc màu, và trầy xước theo thời gian.

Rolex Datejust vành bezel thép không gỉ

Nhôm tương đối giống với thép không gỉ. Tuy nhiên, nó nhẹ hơn và sẵn có hơn, chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, giống như thép không gỉ, nó dễ phai màu theo thời gian. Ngoài ra, nó không bền như thép không gỉ.

Sự trỗi dậy của khung bezel gốm

Bezel gốm đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành chế tạo đồng hồ đương đại. Nhiều thương hiệu đã thay thế vành bezel thép không gỉ bằng vành bezel gốm trong vài năm qua. Gốm là loại vật liệu được đánh giá là bền hơn thép không gỉ. Nó có khả năng chống trầy xước, trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, gốm vẫn có nhược điểm của nó, đó là dễ bị sứt mẻ, nứt hoặc bị vỡ bởi áp lực. Giá thành của nó cũng đắt hơn thép không gỉ và nhôm.

Omega Seamaster Planet Ocean khung viền gốm

Hiện tại, Loại gốm Cerachrom của thương hiệu Rolex là vua của tất cả các vật liệu được sử dụng để làm khung bezel. Nó hạn chế những nhược điểm của gốm như đã nói ở trên. Thêm vào đó, Rolex đã xử lý loại vật liệu đầy sáng tạo này bằng một lớp mạ vàng hoặc bạch kim mỏng bằng công nghệ mạ PVD. Bước cuối cùng là đánh bóng, từ đó tạo ra một khung viền cực kỳ bền, với một màu sắc đặc biệt.

Chọn vật liệu bezel phù hợp với bạn

Mỗi loại vật liệu được sử dụng để làm khung bezel đều có những ưu và nhược điểm của nó. Mỗi người đều có phong cách, và sở thích riêng của mình, vì vậy không có lựa chọn sai lầm nào khi quyết định mua một chiếc đồng hồ đeo tay nào đó. Đối với bạn, nó có thể tùy thuộc vào sở thích cá nhận, hoặc các tùy chọn có sẵn trên những mô hình cụ thể.

Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy rất phấn khích, tò mò với sự phát triển của vật liệu bezel sẽ phát triển thế nào trong thời gian tới.

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Back to Posts