Vật liệu sử dụng trên đồng hồ Rolex và tên gọi của nó qua các mốc thời gian

Back to Posts
Vật liệu sử dụng trên đồng hồ Rolex và tên gọi của nó qua các mốc thời gian

Vật liệu sử dụng trên đồng hồ Rolex và tên gọi của nó qua các mốc thời gian

Ngoài việc tạo ra những chiếc đồng hồ xa xỉ xuất sắc, Rolex còn là bậc thầy về tiếp thị với sở trường tạo ra nét độc đáo của riêng mình. Nếu bạn dành thời gian đọc và tìm hiểu về đồng hồ Rolex, bạn sẽ không còn xa lạ gì về những thuật ngữ của Rolex như Rolesor , Cerachrom và Oysterflex. Rolex thường đặt các tên cụ thể cho các vật liệu mà nó được sử dụng để biểu thị một phong cách cụ thể, để nhấn mạnh chất lượng vượt trội hoặc để làm nổi bật một phát minh nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của những cái tên này, Thumuadonghohieu.com sẽ cập nhật chi tiết hơn về các mốc thời gian quan trọng mà Rolex đã sử dụng.

Vật liệu Rolesor năm 1933

Trong thuật ngữ Rolex, Rolesor là sự kết hợp giữa vàng và thép trên một chiếc đồng hồ, hay còn được gọi là “hai tông màu (two-tone)” trong toàn ngành công nghiệp đồng hồ. Trên đồng hồ Rolesor màu vàng và vàng hồng, các chi tiết vàng vàng 18k (yellow gold), hoặc vàng hồng (rose gold) bao gồm viền bezel, vương miện, và liên kết trung tâm của dây đeo, trong khi phần còn lại của đồng hồ được làm từ thép không gỉ. Mặt khác, các mẫu Rolex Rolesor màu trắng chỉ bao gồm viền bezel được làm bằng vàng trắng (white gold), còn lại được làm bằng thép không gỉ.

Vật liệu Rolesor năm 1933

Rolesor là sự hợp nhất của các từ “Rolex” và “Or” (trong tiếng pháp có nghĩa là vàng), Rolex đã được cấp bằng sáng chế cho từ Rolesor vào năm 1933, và chiếc đồng hồ Rolex Datejust Rolesor đầu tiên được giới thiệu chính thức vào năm 1948, sự kết hợp giữa vàng và thép là một thiết kế đặc trưng của Rolex.

Vật liệu thép không gỉ: 904L Steel năm 1985 và Oystersteel năm 2018

Năm 1985, Rolex trở thành thương hiệu đồng hồ đầu tiên sử dụng thép không gỉ 904L thay vì thép không gỉ 316L để chế tạo đồng hồ. Thép 904L được đánh giá cao vì đặc tính chống ăn mòn tuyệt vời, cũng như màu sắc đặc biệt của nó.

Vật liệu thép không gỉ

Mô hình đầu tiên sử dụng thép 904L là trên mẫu Rolex Sea-Dweller, sau đó Rolex đã sử dụng nó cho các mô hình bằng thép khác. Hơn nữa, Rolex ban đầu loại thép này chỉ được sử dụng để làm vỏ đồng hồ, và sau đó thép 904L cũng được sử dụng để làm dây đeo.

Năm 2018, Rolex bắt đầu đề cập đến thép không gỉ 904L trên đồng hồ của mình, với tên gọi là Oystersteel.

Vật liệu Rolesium năm 1999

Vật liệu Rolesium năm 1999

Khi Rolex tiết lộ chiếc đồng hồ Yacht-Master đầu tiên vào năm 1999, thuật ngữ Rolesium được họ giới thiệu, đó là sự kết hợp giữa thép không gỉ (stainless steel) và bạch kim (platinum) trên một chiếc đồng hồ. Vật liệu Rolesium chỉ được sử dụng trên bộ sưu tập Rolex Yacht-Master cho đến tận ngày nay.

Vật liệu Vàng hồng (Everose Gold) năm 2005

Vật liệ Everose Gold năm 2005

Không hài lòng với vật liệu vàng hồng tiêu chuẩn, Rolex đã nghiên cứu và đã giới thiệu vàng Everose vào năm 2005. Đây là hợp kim vàng hồng được cấp bằng sáng chế của thương hiệu. Everose Gold được tạo ra trong xưởng đúc của Rolex bởi vàng, đồng và bạch kim, khiến nó có màu vàng hồng độc đáo, đảm bảo nó sẽ không bị phai màu theo thời gian.

Vật liệu gốm Cerachrom năm 2005/2007

Vào năm 2005, Rolex đã giới thiệu chiếc đồng hồ đầu tiên của mình với một khung bezel bằng gốm màu đen, đó là chiếc GMT-Master II Ref. 116718LN bằng vàng khối. 2 năm sau đó, vào năm 2007, Rolex đã cho ra mắt chiếc đồng hồ Yacht-Master II hoàn toàn mới, vành bezel gốm lần này có màu xanh. Cùng năm đó, Rolex đã đăng ký độc quyền cho cái tên Cerachrom – một danh từ của các từ “ceramic” và “chroma” (trong tiếng hy lạp có nghĩa là màu sắc).

Bây giờ Rolex đang cố gắng thay thế niềng bezel nhôm (aluminum), bằng bezel gốm Cerachrom trên đồng hồ của mình. Một số mô hình như GMT-Master II, Submariner, Yacht-Master II và những mẫu khác được trang bị vành bezel Cerachrom. Trong khi đó, những chiếc đồng hồ Rolex Daytona lại có khung bezel gốm Cerachrom nguyên khối.

Bezels Cerachrom được làm từ một loại gốm đặc biệt cứng và chống ăn mòn, khả năng chống trầy xước và chống phai rất tốt. Các điểm đánh dấu trên khung bezel Cerachrom được đúc bằng gốm, sau đó nó được phủ một lớp vàng (trên các mẫu đồng hồ vàng), hoặc một lớp bạch kim (trên các mẫu đồng hồ thép, hoặc bạch kim) thông qua công nghệ mạ PVD.

Dây đeo Oysterflex năm 2015

Rolex đã phát hành mẫu đồng hồ Yacht-Master hoàn toàn mới vào năm 2015, với thiết kế dây đeo mới lạ, được Rolex gọi với tên là dây đeo Oysterflex. Nó được làm bằng các miếng kim loại titan và niken, sau đó được phủ một lớp chất đàn hồi màu đen bên ngoài. Vòng đeo tay Oysterflex được cấp bằng sáng chế, và là cách tiếp cận sáng tạo của Rolex đối với dây đeo đồng hồ cao su.

Dây đeo Oysterflex năm 2015

Cùng với các mẫu Yacht-Master được chọn, Rolex cũng đã trang bị dây đeo Oysterflex trên một vài chiếc đồng hồ Daytona bằng vàng.

Có thể bạn quan tâm:

Vui lòng để lại đánh giá

0 / 5 Số lượt đánh giá 0

Your page rank:

Share this post

Leave a Reply

Back to Posts